【bảng sếp hạng ý】Hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp

Điện tử hóa công tác báo cáo

Nhằm thực hiện “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”,ướngdẫnchếđộbáocáođịnhkỳtronglĩnhvựchànhchínhsựnghiệbảng sếp hạng ý Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước.

Nghị định được xây dựng nhằm thiết lập khung pháp lý thống nhất về chế độ báo cáo theo hướng đổi mới, giảm gánh nặng hành chính trong công tác báo cáo, đảm bảo hoạt động báo cáo được thực hiện theo nguyên tắc, quy trình, kỳ báo cáo và thời hạn gửi báo cáo thống nhất, đồng bộ; có cơ chế chia sẻ, sử dụng hiệu quả, thống nhất nguồn thông tin từ các báo cáo, phục vụ có hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước.

Theo Nghị định này, chế độ báo cáo phải phù hợp về thẩm quyền ban hành và đối tượng yêu cầu báo cáo, bảo đảm rõ ràng, thống nhất, đồng bộ, khả thi, không trùng lắp với chế độ báo cáo khác. Giảm tối đa yêu cầu về tần suất báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong thực hiện chế độ báo cáo.

Nghị định cũng quy định về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo, chuyển dần từ báo cáo bằng văn bản giấy sang báo cáo điện tử. Qua đó, tạo cơ sở cho việc hình thành và vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo dùng chung trong phạm vi cả nước theo lộ trình; có sự tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu báo cáo giữa các cơ quan HCNN. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện chế độ báo cáo và công tác phối hợp, chia sẻ thông tin báo cáo.

Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm ban hành thông tư quy định, hoặc hướng dẫn đầy đủ các thành phần của chế độ báo cáo định kỳ thuộc cơ quan, lĩnh vực quản lý.

Hướng dẫn cụ thể về phương thức, biểu mẫu và đề cương báo cáo

Mới đây, thực hiện nhiệm vụ được giao, Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đã xây dựng và xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực hành chính sự nghiệp (HCSN).

Theo đại diện Vụ HCSN, qua rà soát các văn bản hiện hành có nội dung yêu cầu báo cáo định kỳ hàng năm trong lĩnh vực HCSN về Bộ Tài chính, cho thấy, các văn bản này chưa có quy định cụ thể về phương thức báo cáo, biểu mẫu, đề cương báo báo đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu theo Nghị định số 09. Chính vì vậy, Vụ HCSN đã trình lãnh đạo Bộ Tài chính dự thảo thông tư trên với các nội dung không trùng lắp với quy định hiện hành về lập báo cáo tài chính nhà nước.

Theo đó, dự thảo thông tư quy định rõ phạm vi điều chỉnh là chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực HCSN gồm: tình hình thực hiện tự chủ kinh phí của cơ quan hành chính; tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; tự chủ tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập và tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; tình hình thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa.

Căn cứ vào quy định tại Nghị định số 09, đối tượng áp dụng trong dự thảo thông tư là, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện chế độ báo cáo.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn rõ về nội dung, phương thức và tần suất gửi báo cáo.

Các báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực HCSN (gồm cơ chế tự chủ sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức KHCN công lập và tình hình thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa) có nội dung về tiết kiệm chi, chênh lệch thu chi nền cần chốt số liệu theo năm ngân sách để đảm bảo tính chính xác của số liệu báo cáo với số quyết toán thực chi của đơn vị.

Đồng thời, nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc về tính đồng bộ, phương pháp tính và thuận lợi trong quá trình tổng hợp số liệu của các cơ quan, đơn vị trong mỗi loại báo cáo, do vậy, dự thảo thông tư quy định định thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, nghĩa là tính từ ngày 1/1 đến 31/1 của năm sau; thời hạn các bộ, địa phương gửi báo cáo về Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 15/3 của năm sau; thời hạn Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo định kỳ trước ngày 15/4 của năm sau.

Liên quan tới biểu mẫu báo cáo, đại diện Vụ HCSN cho biết, hiện các quy định hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về mẫu đề cương, biểu số liệu báo cáo, chính vì vậy đơn vị đã trình lãnh đạo Bộ Tài chính quy định cụ thể về các mẫu báo cáo theo các phụ lục ban hành kèm theo dự thảo Thông tư, bao gồm mẫu báo cáo về: tình hình tự chủ tài chính của cơ quan hành chính có 2 phụ lục; tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP với 2 phụ lục; tình hình thực hiện chính sách xã hội hóa với 4 phụ lục.

Riêng đối với nội dung báo cáo về tình hình tự chủ tài chính của tổ chức KHCN và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, sẽ được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 90/2017/TT-BTC và Thông tư số 145/2017/TT-BTC, và được gửi dưới hình thức văn bản điện tử thông qua hệ thống trục liên thông văn bản điện tử của Chính phủ./.

Khánh Huyền

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:PM offers incense in tribute to late government leaders
下一篇:Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê