您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【số liệu thống kê về nottingham forest gặp liverpool】Những kỳ vọng cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng mạnh

Nhận Định Bóng Đá3人已围观

简介Trụ đỡ thương mạiNăm 2021 qua đi, tăng trưởng kinh tế đạt 2,58%. Mức tăng trưởng dương này là một nỗ ...

Trụ đỡ thương mại

Năm 2021 qua đi,ữngkỳvọngchokinhtếphụchồivàtăngtrưởngmạsố liệu thống kê về nottingham forest gặp liverpool tăng trưởng kinh tế đạt 2,58%. Mức tăng trưởng dương này là một nỗ lực rất lớn của nền kinh tế trong năm đại dịch thứ 2. Trong khi đó, dễ dàng nhận thấy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đã có sự tiến triển nhưng kèm theo là một sự “mất đà” và thiếu cân bằng. Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, năm 2022 nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 4,9%, với sự đi xuống của các nền kinh tế phát triển - một phần do gián đoạn nguồn cung - và đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp, phần lớn là do tác động của đại dịch ngày càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế thế giới được bù đắp một phần bởi triển vọng gần như mạnh hơn ở một số thị trường mới nổi xuất khẩu hàng hóa và các nền kinh tế đang phát triển. Tình trạng thất nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục làm tụt hậu quá trình phục hồi sản lượng. Phần lớn áp lực về giá dự kiến sẽ giảm bớt vào năm 2022, nhưng ở một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, áp lực về giá dự kiến sẽ tiếp tục tăng do giá lương thực tăng, cùng độ trễ của động thái tăng giá dầu. Mặc dù vậy, việc dự báo triển vọng lạm phát của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch, thời gian gián đoạn nguồn cung và kỳ vọng lạm phát của các thành phần kinh tế.

Những kỳ vọng cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng mạnh

Trong khi đó, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế trong nước, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của vấn đề chi phí đẩy, lạm phát toàn cầu gia tăng. Với kịch bản kinh tế thế giới năm 2022 xấu đi, các ngân hàng trung ương sẽ không chỉ có động thái ngừng bơm thêm tiền mà còn thực hiện các biện pháp đảo chiều rút tiền ra khỏi nền kinh tế. Như một hệ quả, loạt động thái này sẽ gây ra sự chao đảo không chỉ trên thị trường tiền tệ mà trên cả nền kinh tế toàn cầu, có khả năng tạo ra những áp lực lớn cho kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chỉ ra những điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2022. Đó là bên cạnh kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5% trong năm 2022 do các áp lực của kinh tế thế giới, kịch bản tích cực hơn là kinh tế có thể tăng trưởng ở mức 6,5% dựa trên cơ sở các gói hỗ trợ kinh tế phát huy tác dụng. Thêm vào đó, thương mại Việt Nam năm 2022 vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định và đây cũng là trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế trong năm.

5 lực đẩy quan trọng

Điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2022

Các chuyên gia đã chỉ ra những điểm sáng của bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2022. Đó là bên cạnh kịch bản tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5% trong năm 2022 do các áp lực của kinh tế thế giới, kịch bản tích cực hơn là kinh tế có thể tăng trưởng ở mức 6,5% dựa trên cơ sở các gói hỗ trợ kinh tế phát huy tác dụng. Thêm vào đó, thương mại Việt Nam năm 2022 vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định và đây cũng là trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế trong năm.

Chia sẻ tại hội thảo kinh tế vĩ mô với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2022 - Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng Covid-19” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Ngân hàng

TP. Hồ Chí Minh (HUB) cho rằng, dù vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường trong năm 2022, nhưng sự hiểu biết đáng kể về dịch Covid-19 và sự phủ rộng của vắc-xin đã tạo ra niềm tin vững chắc trong việc kiểm soát đại dịch, từ đó tạo nền tảng quan trọng cho phục hồi kinh tế. Nhận định này được đa số các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học tham dự có quan điểm đồng thuận.

Nhóm chuyên gia HUB cũng công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam với nhận định năm 2022 tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi 5 nhân tố. Theo TS. Lê Hoàng Anh – Trưởng Phòng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đại diện nhóm nghiên cứu HUB, nhân tố thứ nhất là việc thị trường đã thích ứng với trạng thái “bình thường mới” và rất tích cực để điều chỉnh nhằm duy trì sản xuất và tiêu dùng. Thứ hai, tính chủ động và sáng tạo của các doanh nghiệp (DN) ngày càng được phát huy mạnh mẽ. Trong đợt dịch Covid-19 lần 4, các DN Việt Nam đã chung vai gánh vác hỗ trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời kiên trì chống chọi với dịch bệnh, giữ chân người lao động, bám trụ sản xuất với nhiều hình thức sáng tạo. Nhiều doanh nhân còn tham gia góp ý, phản biện chính sách với chính quyền các cấp trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, kiến tạo các giải pháp phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới”.

Thứ ba, khu vực nông nghiệp phát huy vai trò “bệ đỡ” của nền kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh, có những thời điểm chuỗi cung ứng và tiêu thụ nông sản bị đứt gãy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao hơn năm trước. Nhân tố thứ tư, đó là sự phục hồi của kinh tế toàn cầu tạo thêm cơ hội cho hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể thấy rằng các hiệp định thương mại tự do FTA đã bắt đầu phát huy tác dụng ngay cả trong bối cảnh đại dịch. Riêng năm 2021, bất chấp chuỗi cung ứng toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng ngoạn mục. ‘‘Nhân tố thứ năm là việc dòng vốn FDI toàn cầu đang chuyển mình và Việt Nam là một trong những điểm đến. Đại dịch dù ảnh hưởng trực tiếp đến các DN FDI, đặc biệt là tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhưng các nhà đầu tư của Mỹ, Hàn Quốc, EU... vẫn khẳng định cam kết tiếp tục đầu tư vào Việt Nam’’ – TS. Lê Hoàng Anh cho biết.

Hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn

Để kinh tế phục hồi và tăng trưởng bền vững trong thời gian tới PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã kiến nghị thực hiện 6 chính sách.

Thứ nhất, ưu tiên nguồn lực củng cố hệ thống y tế và bao phủ tỷ lệ tiêm vắc-xin trên toàn quốc và mua thuốc chữa bệnh. Cần bảo đảm nguồn cung vắc-xin rộng rãi cho cả nước, không chỉ mũi 2 mà cả mũi 3, mũi 4. Đồng thời, có kế hoạch đặt mua các loại thuốc chữa bệnh, ngăn chặn đại dịch lây lan trong cộng đồng.

Thứ hai, củng cố hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu chính là hỗ trợ những nhóm dân cư, người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh. Các biện pháp cụ thể bao gồm hỗ trợ việc khắc phục đứt gãy lao động.

Thứ ba, cần hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Thêm vào đó, cần sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Việc hạ mặt bằng lãi suất là cấp thiết. Lãi suất của Việt Nam mặc dù đã được hạ thấp so với năm 2020 nhưng hiện vẫn đang ở mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu không giảm mặt bằng lãi suất thì chỉ có khu vực tài chính, ngân hàng là được hưởng lợi, còn các tổ chức, doanh nghiệp khu vực sản xuất, kinh doanh khác sẽ chịu nhiều bất lợi, việc phục hồi tăng trưởng vì thế sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ tư, tiếp tục cải cách thể chế, giải quyết những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công. Đầu tư công là động lực để thúc đẩy thu hút đầu tư xã hội, nhất là đầu tư cho hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng y tế đang cần nhiều dự án. Vì vậy, giải ngân vốn đầu tư công là một kênh quan trọng để kích thích nền kinh tế trong giai đoạn đầu tư của khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Thứ năm, để bảo đảm các biện pháp trên thực hiện thành công, cần sự phối hợp để xây dựng và thực hiện các chính sách giữa các bộ, ngành, giữa Chính phủ và Quốc hội, đặc biệt là gói chính sách tài khóa, tiền tệ phải đủ liều lượng, đúng thời điểm và đúng đối tượng.

Thứ sáu, trong dài hạn, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh thời đại công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ là động lực phát triển lâu dài cho nền kinh tế. Kinh tế số đang là mối quan tâm và xu hướng phát triển của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, cùng với xu thế tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, phát triển và tạo ra môi trường phù hợp để phát triển kinh tế số và tăng trưởng xanh làm động lực phát triển cho nền kinh tế một cách dài hạn.

Tags:

相关文章