Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 9/1/2015 trong nước
Gần 300 tỷ đồng gia cố,ứcmớicậpnhậthômnayngàyđềcậpđếncácvấnđềnóngnhấthôsoi cầu.mobi sửa chữa cầu Long Biên
Theo những tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 9/1/2015, cầu Long Biên (Hà Nội) sẽ được gia cố, sửa chữa trong năm 2015 để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện lưu thông với kinh phí gần 300 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước. Theo tin tức từ báo VietnamPlus/TTXVN, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị chỉ định thầu, cấp bách triển khai gia cố, sửa chữa cầu Long Biên, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các phương tiện lưu thông với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Cầu Long Biên - cây cầu hơn 100 tuổi là di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Ảnh minh họa
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, cầu Long Biên được xây dựng và đưa vào khai thác đến nay đã hơn 112 năm, trải qua thời gian và 2 cuộc chiến tranh phá hoại, nhiều nhịp cầu được thay bằng dầm tạm, các trụ bị han gỉ và xô lệch, đường bộ hành nhiều nhịp bị võng, xệ. Hiện nay, cầu xuống cấp nghiêm trọng, không an toàn khi chạy tàu và giao thông trên cầu.
Để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và giao thông đô thị đến năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiên cứu lập dự án khôi phục cầu Long Biên và phân kỳ đầu tư dự án thành 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 gia cố đảm bảo an toàn cầu Long Biên phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2020. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư khôi phục, cải tạo cầu Long Biên phục vụ đường bộ đô thị sau khi dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) hoàn thành và đưa vào khai thác.
Do tình trạng mất an toàn, Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt dự án khôi phục cầu Long Biên giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư gần 298 tỷ đồng, thời gian thực hiện hoàn thành đến hết quý 4/2015. Từ đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm cho phép chỉ định thầu đối với các gói tư vấn, xây lắp, bảo hiểm, kiểm toán... lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm trong công tác thiết kế và thi công công trình chuyên ngành đường sắt đang khai thác vì yêu cầu vừa tổ chức thi công, vừa chạy tàu đảm bảo giao thông vận tải đường sắt, đường bộ liên tục, thông suốt.
Việt Nam đang theo dõi sát tình hình giàn khoan Hải Dương 981
Tin tức trên VOV cho hay, chiều 8/1, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã điểm lại một số nét chính trong công tác của ngành ngoại giao năm 2014, phương hướng hoạt động năm 2015 và trả lời nhiều câu hỏi về các vấn đề phóng viên quan tâm. Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Bộ Ngoại giao trước thông tin giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang đi trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, gần vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam đã và đang theo dõi sát tình hình. Nhiệm vụ của các lực lượng chức năng của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh minh họa
Thông tin thêm về buổi họp báo, liên quan đến vấn đề biển Đông, trả lời câu hỏi của PV về việc ngày 6/1, Trung Quốc lại ngang nhiên tiếp tục thành lập trái phép 4 “Ban vũ trang nhân dân” ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Một lần nữa chúng tôi xin khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị”. Về việc Trung Quốc mới đây lần đầu tiên công bố hình ảnh hoạt động quân sự trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng thêm một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền không tranh cãi của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh việc làm này của phía Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia, không có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại biển Đông và không thay đổi được thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo này.
Sự cố đứt cáp quang biển AGG sẽ được khắc phục vào 23/1/2015
Chiều 8/1, FPT Telecom vừa thông báo, dự kiến ngày 23/11, sẽ khắc phục hoàn toàn sự cố đứt cáp quang biển quốc tế AGG. Theo tin tức từ Dân trí, đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG cho biết đến 1h sáng ngày 15/1, tàu sửa lỗi mới tiếp cận được vị trí xảy ra sự cố và bắt đầu tiến hành hàn nối sợi cáp từ 19h ngày 17/1 và dự kiến đến 18h ngày 19/1 sẽ tiến hành thực hiện mối nối cuối cùng. Nếu đúng như dự kiến, công tác sửa chữa sẽ hoàn tất vào 14h ngày 23/1.
Công tác sửa chữa dự kiến hoàn tất vào 14 giờ ngày 23/1. Ảnh minh họa
Như vậy, người dùng Internet tại Việt Nam sẽ tiếp tục chịu tình trạng Internet chậm và thiếu ổn định khi truy cập các trang web, dịch vụ tại Mỹ cho đến tận 23/1 khi tuyến cáp quang này được hoàn tất sửa chữa. Trước đó, Zing đã thông tin, vào 8h04' ngày 5/1, sự cố đã xảy ra khiến tuyến cáp quang biển quốc tế AAG bị lỗi trên đoạn cáp S1H, cách trạm Vũng Tàu 117 km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này đều bị ảnh hưởng. Việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Hiện tại, trong khi chờ tuyến cáp AAG được sửa chữa, các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước đã có hướng xử lý nhằm hạn chế tình trạng gián đoạn truy cập đi quốc tế. Viettel Telecom cho biết đã chuyển hướng kết nối từ tuyến AAG sang cáp quang biển Liên Á và một vài tuyến đất liền. FPT Telecom cũng thuê lại đường truyền cáp quang trên bộ để giảm tải cho tuyến AAG đang bị hỏng.
Tin tức mới cập nhật hôm nay ngày 9/1/2015 quốc tế
Vụ máy bay QZ8501: AirAsia bồi thường 124.000 USD cho mỗi nạn nhân
Tờ Straits Times của Singapore ngày 8/1 dẫn lời CNN cho biết hãng hàng không AirAsia sẽ bồi thường 100.000 USD cho mỗi hành khách của chuyến bay xấu số QZ8501, ngoài số tiền thanh toán ban đầu 24.000 USD. Tổng số tiền bồi thường cho mỗi nạn nhân sẽ là 124.000 USD. Ngay sau khi AirAsia công bố khoản bồi thường ban đầu, một số gia đình nạn nhân đã từ chối lời đề nghị do họ không có thêm thông tin về bồi thường đồng thời có sự nhầm lẫn về tên của các hành khách.
Những thi thể nạn nhân được nhận dạng trong thảm kịch QZ8501. Ảnh minh họa
Chuyến bay mang số hiệu QZ8501 chở theo 162 người đã mất liên lạc với trung tâm kiểm soát không lưu Jakarta sau khi cất cánh từ Surabaya trên hành trình tới Singapore vào ngày 28/12/2014. Chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ đã trải qua 13 ngày, tuy nhiên tính đến hết ngày 7/1, lực lượng cứu hộ mới tìm thấy 41 nạn nhân.
Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền Việt Nam
Theo mạng Tin tức Trung Quốc, các ban vũ trang này nằm ở cụm đảo Phú Lâm, Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Chính quyền Hải Nam cho rằng việc thành lập các ban này nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết về việc “hoàn thiện thể chế chính quyền cơ sở ở Tam Sa”, bất chấp đó là hành vi vi phạm chủ quyền của nước khác. Động thái mới nhất này trong những ngày đầu của năm 2015 cho thấy âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc ngày càng lộ rõ.
Trung Quốc đang tăng cường nhiều tàu tuần tra trên Biển Đông. Ảnh minh họa
Mạng này cho hay “Chính quyền Tam Sa” sẽ triển khai hoạt động vũ trang của 4 ban này ở Hoàng Sa. Truyền thông Trung Quốc cho rằng các ban vũ trang là một bộ phận quan trọng của chính quyền cơ sở và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Việc thành lập này nhằm mục đích tăng cường xây dựng hậu cần quốc phòng và tổ chức cơ sở động viên ứng phó khi có chiến tranh.
Trước đó, ngày 5.1, trong bản tin của Tân Hoa xã cũng cho thấy, Trung Quốc đã ngang ngược triển khai một tàu tiếp tế lớn tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động nói trên của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Tuy nhiên, bất chấp tất cả, Trung Quốc đã viện dẫn đường 9 đoạn phi lý của mình để đưa ra những đòi hỏi vô căn cứ về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Năm 2014, Biển Đông đã trải qua những thời khắc căng thẳng, do phía Trung Quốc đơn phương hành động, bất chấp luật pháp quốc tế. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, tình hình Biển Đông trong năm 2015 sẽ tiếp tục căng thẳng và khó đoán định.
Trang Mac (Tổng hợp)
Đọc báo hôm nay: Tin tức mới cập nhập ngày 29/12