当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ lệ chấp bóng đá hôm nay】Nhiều biện pháp bứt tốc giải ngân đầu tư công

Không để chậm tiến độ như năm 2021

Theềubiệnphápbứttốcgiảingânđầutưcôtỷ lệ chấp bóng đá hôm nayo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh được Chính phủ giao vốn ngân sách trung ương là 13.926 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 142.557 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương đã được HĐND thành phố thông qua, trong đó phân bổ chi tiết 121.933 tỷ đồng và dự phòng là 20.623 tỷ đồng. Đánh giá kết quả thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của năm 2021 tính đến 31/12 (thời hạn giải ngân theo luật là hết 31/1 năm sau) chỉ mới đạt được 16.589 tỷ đồng trên tổng vốn giao 32.262 tỷ đồng, tương đương 51,4%.

Nhiều biện pháp bứt tốc giải ngân đầu tư công

Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP. Hồ Chí Minh Lê Thị Huỳnh Mai cho rằng, so với các năm trước, kết quả giải ngân năm 2021 đạt thấp. Cụ thể, thành phố đã nhìn nhận, đánh giá lại cả những hạn chế về chủ quan như có nơi còn lúng túng trước bối cảnh dịch bệnh chưa từng có tiền lệ; chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước phải phân bổ nguồn nhân lực để hỗ trợ công tác phòng chống dịch; các quy định về đầu tư công, đất đai, xây dựng, thủ tục đấu thầu, quy định về tiêu chí định mức… còn bất cập; một số quy định chưa cụ thể cần các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn nên kéo dài.

Cũng theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, trong thời gian tới, về giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thành phố sẽ tập trung vào 3 nhóm chính. Một là đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án có thu hồi đất, để bàn giao mặt bằng các dự án cho chủ đầu tư triển khai thực hiện. Nhóm thứ hai là đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trong đó, các cơ quan chủ quản phải tăng cường chỉ đạo, giám sát chủ đầu tư để tổ chức thực hiện đối với các dự án đang triển khai; bám sát tiến độ, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; kịp thời chủ động tháo gỡ khó khăn trong từng khâu thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ dự án... Nhóm ba là tăng cường kiểm tra, giám sát như tập trung theo dõi tình hình giải ngân.

Thủ trưởng các đơn vị chủ quản phải trực tiếp chỉ đạo công tác giải ngân vốn đầu tư công của cơ quan, đơn vị mình và chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên. Căn cứ tình hình, tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 của các chủ đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch điều chuyển vốn của các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng giải ngân cao trong năm.

Huy động tối đa nguồn lực xã hội

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cho biết, năm 2022, TP. Hồ Chí Minh được giao chỉ tiêu dự toán ngân sách nhà nước là 386.568 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,82% trong tổng dự toán thu cả nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, việc tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm sẽ giải pháp trọng tâm nhằm giúp kích cầu, tăng trưởng kinh tế từ đó góp phần nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững cho ngân sách…

Theo kế hoạch tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế, ngay từ đầu năm 2022, bên cạnh 3 nhóm giải pháp chính, TP. Hồ Chí Minh đang tập trung các giải pháp tìm kiếm các nguồn lực đầu tư và thúc đẩy việc xã hội hóa. Thứ nhất, tăng cường khả năng cân đối vốn đầu tư ngân sách thành phố như: Tiếp tục trình Trung ương Đề án Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho

TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn 2026-2030; rà soát đánh giá tình hình thu chi ngân sách, khả năng cân đối của thành phố để phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tạo thêm nguồn vốn cho đầu tư. Thứ hai, thành phố sẽ huy động các nguồn lực đầu tư từ quỹ đất công và tài sản công của thành phố. Thực hiện rà soát quỹ đất công, trường hợp nào không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì xây dựng phương án bán đấu giá; tăng cường quản lý đất đai, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch. Thứ ba, rà soát các dự án có thể thực hiện xã hội hóa để chủ động mời gọi đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư để tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư từ xã hội, giảm tải áp lực cho cân đối ngân sách theo định hướng thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thứ tư là huy động các nguồn lực đầu tư thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai cho rằng, một trong những nguồn lực rất quan trọng, có thể huy động được nguồn vốn rất lớn mà lâu nay gần như bị “đóng băng”, đó là việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn ngoài ngành. Do vậy, thời gian tới, thành phố vẫn tiếp tục triển khai thực hiện giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư thông qua cổ phần hóa DNNN.

Cụ thể, UBND TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành quyết định phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2021-2025; xây dựng và ban hành kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt 2 đề án: “Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thành phố giai đoạn 2021 - 2025” và “Cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021- 2025” để làm cơ sở triển khai việc sắp xếp, cổ phần hóa DNNN do thành phố quản lý, thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần có vốn nhà nước nhằm tạo nguồn thu ngân sách cho đầu tư phát triển.

Khai thác các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển

“Năm 2022, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể kéo dài và tình hình kinh tế thành phố còn nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, ngành tài chính cần tiếp tục huy động, khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn lực tài chính trong nước, ngoài nước để đầu tư phát triển thành phố. Tăng cường các biện pháp để quản lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật..” - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

分享到: