(VTC News) - Bộ Tư pháp Mỹ đang tìm cách thu hẹp các vụ án hình sự của ông Donald Trump trước khi ông nhậm chức,ÔngTrumpsẽthoátcáccáobuộcpháplýsaukhiđắccửtổngthốtrận freiburg chủ trương không truy tố các tổng thống đương nhiệm.Theo nguồn tin của NBC News, các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ đang đánh giá về việc thu hẹp hai vụ án hình sự liên bang chống lại Tổng thống đắc cử Donald Trump trước khi ông nhậm chức. Động thái nhằm tuân thủ chính sách lâu đời của bộ này về việc không truy tố các tổng thống đương nhiệm. Đây là điều trái ngược với lập trường pháp lý trước bầu cử của cố vấn đặc biệt Jack Smith. Ông Smith trong những tuần gần đây có bước đi quan trọng liên quan vụ kiện can thiệp bầu cử chống lại ông Trump, mà không quan tâm đến lịch bầu cử. Thực tế, các nguồn tin cho biết thêm rằng các quan chức bộ tư pháp đã dự tính việc không thể xét xử sớm vụ án ngày 6/1 hoặc vụ tài liệu mật - khi cả hai vụ đều sa lầy vào các vấn đề pháp lý có khả năng thúc đẩy việc kháng cáo lên tận Tòa án Tối cao, ngay cả khi ông Trump thua cuộc bầu cử. Trong bối cảnh ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng, các quan chức bộ này không thấy có cơ hội để theo đuổi bất kỳ vụ án hình sự nào chống lại ông - và không có lý do gì để tiếp tục kiện tụng trong những tuần trước khi ông nhậm chức, theo các nguồn tin. Ông Smith sẽ tiếp tục quyết định chính xác cách giải quyết các cáo buộc và nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp. Hoặc các cuộc truy tố có thể tiếp tục sau khi ông Trump rời nhiệm sở, hoặc sẽ bị đình chỉ trong thời gian dài? Và phải làm gì tiếp theo với các bằng chứng, bị cáo liên quan khác cũng là một vấn đề. Về phía Trump, nhóm luật sư của ông đang cân nhắc các bước tiếp theo để giải quyết các vụ án liên bang còn tồn đọng. Mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ hoàn toàn tất cả các vụ án liên bang và tiểu bang - theo một người quen thuộc với các cuộc thảo luận. Trong hoàn cảnh này, nếu phía ông Trump lại đệ đơn lên tòa để bác bỏ các cáo buộc tại Washington liên quan đến can thiệp bầu cử, thì Bộ Tư pháp có thể sử dụng phản ứng pháp lý để giải thích lập trường không tiếp tục vụ án. Bản ghi nhớ năm 2000 của Văn phòng cố vấn pháp lý Bộ Tư pháp, sau khi đề cập vụ Watergate, cho rằng việc truy tố một tổng thống đương nhiệm sẽ “can thiệp không đúng mực theo nghĩa trực tiếp hoặc chính thức vào việc điều hành chức vụ tổng thống”. “Xét đến tác động mà bản cáo trạng sẽ gây ra đối với hoạt động của nhánh hành pháp, ‘tiến trình luận tội là cách duy nhất phù hợp để xử lý một Tổng thống khi đang tại nhiệm’”, bản ghi nhớ kết luận. Một số nhà bình luận cho rằng các cáo buộc với Trump có thể nghiêm trọng hơn hành vi trong vụ bê bối Watergate khiến Richard Nixon mất chức tổng thống và bị trục xuất khỏi chính trường. Joyce Vance, cựu luật sư Mỹ và cộng tác viên của NBC News, bình luận: "Cử tri đã lên tiếng, và đó là tình hình hiện tại của chúng ta". Phương Anh (Nguồn: NBC ) |