TTCK tiếp tục giảm điểm mạnh vì tác động tiêu cực khó lượng từ dịch bệnh Covid-19. Sự thận trọng là cần thiết,ịtrườngchứngkhoánGiácổphiếuđanghấpdẫnhơnvớidòngtiềntrungdàihạbảng xếp hạng giải mỹ tuy nhiên, thị trường đang dần mở ra cơ hội cho dòng tiền đầu tư trung, dài hạn khi mức định giá của VN-Index đang ở mức 10 lần và nhiều cổ phiếu tốt đang ở giá rất hấp dẫn. Dòng tiền cần sẵn sàng để chờ kết quả tích cực hơn từ việc kiểm soát dịch bệnh, cũng như các tín hiệu về thanh khoản trên thị trường.
Thị trường vẫn giảm mạnh do dịch Covid-19
Tác động của dịch Covid-19 tiếp tục làm TTCK toàn cầu khốn đốn. TTCK phái sinh Mỹ tiếp tục có thêm một phiên chạm giới hạn thấp nhất, khi nghị viện nước này không thông qua gói cứu trợ kinh tế 1.000 tỷ USD. Trong khu vực và châu Á, nhiều TTCK cũng tiếp tục tạm ngừng giao dịch nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Không nằm ngoài xu thế, TTCK Việt Nam tiếp tục trong xu hướng giảm điểm trong hai phiên đầu tuần, đặc biệt là giảm sâu phiên ngày 23/3. Chỉ số VN-Index đã bị xuyên thủng mốc 700 điểm, giảm tới 43,14 điểm, về mức 666,59 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần này.
Đánh giá về diễn biến TTCK trong giai đoạn này, ông Đỗ Ngọc Quỳnh – quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS) cho rằng, TTCK Việt Nam đang chịu áp lực giảm điểm khá lớn do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, cũng như những biến động trên thị trường tài chính quốc tế. Việc dịch bệnh này tiếp tục lan rộng ra nhiều nước, đặc biệt là châu Âu, Mỹ đã làm tăng lên nỗi lo ngại về việc dịch bệnh kéo dài hơn ước tính ban đầu của thị trường và khiến cho tâm lý của giới đầu tư trở nên bi quan hơn.
“Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm điểm mạnh trong những ngày qua tác động tiêu cực đến tâm lý của cộng đồng đầu tư trong nước. Điều này cộng hưởng với chuỗi bán ròng 29 phiên liên tiếp của khối ngoại đã tạo áp lực giảm điểm lớn cho các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam” – ông Đỗ Ngọc Quỳnh cho hay.
Tuy nhiên, “mặc dù chứng khoán giảm điểm mạnh nhưng với các giải pháp chống dịch quyết liệt, hiệu quả và các giải pháp, chính sách hỗ trợ nền kinh tế kịp thời của Chính phủ Việt Nam, sự ổn định của tỷ giá, lãi suất, thanh khoản hệ thống tài chính đã tạo ra sự an tâm đáng kể cho các nhà đầu tư. Vì vậy, trong chuỗi giảm điểm liên tiếp nhanh và mạnh gần đây của thị trường thì lực mua vào của các nhà đầu tư trong nước là một điểm rất tích cực và đã giúp thị trường bắt đầu có những nhịp điều chỉnh chậm lại” – lãnh đạo VNDS chia sẻ.
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS), vấn đề quan trọng nhất để nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư vào thị trường chính là xu hướng thị trường trong trung, dài hạn và cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp cụ thể nào. Hiện nay xu hướng thị trường chung đang chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng trong xu hướng thị trường suy giảm. Bởi vậy chỉ khi nào dịch Covid-19 được các quốc gia trên thế giới kiểm soát tốt thì xu thế thị trường mới có những cải thiện rõ nét. “Cùng với việc kiểm soát dịch bệnh, kết hợp với mặt bằng giá cổ phiếu ở mức thấp sẽ kích thích nhà đầu tư trở lại thị trường. Nói điều đó để thấy, việc có thể kiểm soát và dập dịch Covid-19 thành công sẽ là yếu tố quyết định trong giai đoạn này” – ông Ngọc nói.
Cơ hội cho dòng tiền dài hơi?
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Trần Hải Hà – Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng: “Chúng tôi luôn kiên định quan điểm rằng TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Tham chiếu kinh nghiệm quá khứ, chúng ta có thể nhận thấy rằng, các giai đoạn khó khăn của thị trường gây ra bởi nhiều lý do khác nhau, song xu hướng dài hạn của TTCK Việt Nam vẫn là xu hướng đi lên”.
Lãnh đạo MBS phân tích: “Lần này chúng ta đối mặt với một khó khăn chưa từng có, đó là dịch Covid-19 với khả năng lây lan rộng và gây ảnh hưởng ngừng trệ hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, về thời điểm, các tác động đến thị trường sẽ giảm bớt khi các quốc gia hợp tác ngăn chặn được dịch bệnh nhất là kỳ vọng vào khả năng sớm kiềm chế dịch tại một số quốc gia mới bùng phát như Italy, Iran, Mỹ… Điểm đáng mừng đó là Hàn Quốc và Trung Quốc đã khống chế dịch tương đối thành công. Do đó, các hoạt động kinh tế đang dần được khôi phục trở lại”.
Về định giá, ông Trần Hải Hà cho hay, mức P/E của VN-Index đã về mức 10 lần - thấp nhất trong gần 10 năm trở lại đây, đủ cho thấy việc ảnh hưởng của dịch đã chiết khấu khá lớn vào giá cổ phiếu. “Các mã cổ phiếu của các công ty hàng đầu đang được định giá hấp dẫn. Do đó, tôi tin tưởng rằng, cơ hội mới sắp mở ra trước mắt cho dòng tiền đầu tư trung và dài hạn 2 đến 3 năm tới. Việt Nam là một quốc gia trẻ với một nền kinh tế năng động, cộng thêm các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, sẽ sớm phục hồi tăng trưởng trở lại qua đó là tiền đề cho sự phục hồi của TTCK” - Tổng giám đốc MBS nói.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh cũng chia sẻ rằng, trong bối cảnh dịch bệnh leo thang và diễn biến phức tạp ở nhiều nước thì những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả đang tạo ra niềm tin tích cực cho người dân và cộng đồng nhà đầu tư. Mặt khác, dường như nền tảng kinh tế vĩ mô và thị trường đã có nhiều thay đổi tích cực sau 9 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã giúp cho Việt Nam ổn định được thanh khoản ngân hàng, lãi suất, tỷ giá trong bối cảnh phức tạp hiện nay đã tạo ra nhiều lợi thế cho việc ổn định tâm lý nhà đầu tư trên TTCK và có thể giúp nhà đầu tư bình tĩnh nhận diện các cơ hội dài hạn.
“Tuy nhiên, để có thể trở lại xu hướng tăng điểm bền vững thì thị trường cần chờ thêm những thông tin tích cực từ kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ. Nếu tình hình chống dịch khả quan hơn và xuất hiện những động thái phục hồi chuỗi cung ứng sản xuất, dịch vụ, thương mại toàn cầu thì chúng ta có thể kỳ vọng vào sự phục hồi bền vững hơn của TTCK Việt Nam” – ông Đỗ Ngọc Quỳnh nói. Duy Thái |