【kết quả nottingham】Nâng vị thế hàng Việt bằng kênh phân phối

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 16:27:50 5

nang vi the hang viet bang kenh phan phoi

Hàng Việt đã chiếm 80-90% ở các siêu thị. Ảnh: H.Huệ

Đội giá do khâu trung gian

TheângvịthếhàngViệtbằngkênhphânphốkết quả nottinghamo Bộ Công Thương, từ khi Bộ Chính trị triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thị trường trong nước đã có những chuyển biến tích cực. Số DN có hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng tăng lên. Trong hệ thống siêu thị của một số DN trong nước, hàng Việt chiếm tỷ trọng lớn từ 80-90% là hàng sản xuất trong nước (hệ thống siêu thị Big C tỷ lệ là 90%, hệ thống siêu thị của Saigon Co.op có tỷ lệ tới gần 95%, hệ thống siêu thị Vinatex mart 100% là hàng sản xuất trong nước).

Tuy nhiên, theo nhiều DN tham gia phân phối, hàng Việt còn nhiều điểm yếu khiến cho người tiêu dùng chưa an tâm. Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart) cho biết, nhiều DN sản xuất hàng Việt thường không chú trọng đến khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào hoặc nếu có cũng không sử dụng được vì giá cao nên chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

Một số sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập ngoại nên phụ thuộc và giá dễ bị thay đổi theo tỷ giá của đồng ngoại tệ. Một số mặt hàng sau vài đợt khuyến mãi chất lượng giảm dần. Ngoài ra, DN cũng không chủ động giữ giá cho sản phẩm nên giá bán thường thay đổi theo chiều hướng tăng, nhất là khi hàng được tiêu thụ mạnh.

Đặc biệt, các DN thường sử dụng đại lý để làm kênh phân phối cho DN, tuy nhiên lại không kiểm soát được giá bán ra của các đại lý cho các nhà bán lẻ. Do đó, giá hàng hóa bị đội lên qua các khâu trung gian làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng Việt với hàng ngoại. Mặt hàng đường là một ví dụ. Có thời điểm giá đường tại nhà máy xuống thấp chỉ còn 13.000 đồng/kg nhưng giá đến tay người tiêu dùng vẫn là 20.000-21.000 đồng/kg, thậm chí còn cao hơn.

Thực tế, các DN kinh doanh đường rất ít khi mua đường trực tiếp tại các nhà máy mà đều thông qua đại lý buôn bán đường. Các đại lý này đẩy giá đường lên khoảng 15%. Sau đó, đường từ các đại lý đến cơ sở bán lẻ lại bị đội giá thêm 1 lần nữa, khoảng 15%. Như vậy, qua 3 khâu trung gian, từ nhà máy đến tay người tiêu dùng giá đường bị nâng cao một cách vô lý. Hệ thống phân phối vẫn phát triển tự phát với mô hình nhiều tầng nấc, khiến giá đến tay người tiêu dùng “ảo”, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đang bị “móc túi”.

Xây dựng tổng kho

Theo lý giải của bà Hậu, các nhà bán lẻ nước ngoài luôn có một tổng kho rất lớn để tập kết hàng hóa, sau đó mới chuyển đi các điểm bán lẻ. Phương thức này giúp các nhà bán lẻ nước ngoài có thể tiết giảm chi phí. Nhưng tại Việt Nam, nhà cung cấp luôn phải giao hàng trực tiếp đến các điểm bán lẻ. Điều kiện giao thông còn hạn chế khiến các DN bán lẻ dễ rơi vào tình trạng hết hàng.

Kéo theo đó là tình trạng giao hàng ngoài giờ làm việc khiến cho mọi chi phí của DN cũng như nhà cung cấp đều tăng. “Ngay bản thân Fivimart cũng có một tổng kho tại Cầu Diễn (Hà Nội) nhưng thường xuyên rỗng hàng do khó có thể đảm bảo việc vận chuyển kịp hàng vào trong các siêu thị”, bà Hậu nói. Còn theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, khó khăn của DN Việt Nam là hàng sản xuất ra rất khó có chỗ đứng vững chắc trong các siêu thị. Các vị trí đẹp, đầu quầy, kệ hầu hết đều được các siêu thị dành để bày bán những mặt hàng của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

Để gỡ khó cho hàng sản xuất trong nước, mới đây Bộ Công Thương đã xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Điểm nhấn trong đề án này là phát triển hệ thống phân phối, trong đó có việc xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới (bản đồ) phân phối hàng Việt.

Theo bà Hạnh, kinh nghiệm tại một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển hệ thống bán lẻ là Ấn Độ cho thấy, chính phủ Ấn Độ hỗ trợ DN bán lẻ bằng cách vẽ bản đồ mạng lưới các vị trí có thể đặt hệ thống phân phối rồi chuyển miễn phí cho DN. Bản đồ đi kèm với những đánh giá, phân tích và khuyến nghị điều DN nên hay không nên làm khi xây dựng mạng lưới phân phối tại một địa điểm nhất định. Từ đó, mạng lưới bán lẻ của Ấn Độ phát triển rất bền vững.

Như vậy, từ thực tế và kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới (bản đồ) phân phối là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc này sẽ tháo gỡ khó khăn cho DN, phát triển hệ thống phân phối trong nước, đặc biệt giá hàng hóa đến tay người tiêu dùng hợp lý sẽ khuyến khích người tiêu dùng “yêu” hàng Việt.

Phan Thu

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/411e791787.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'

Xử phạt Đại học Quốc tế tuyển sinh vượt chỉ tiêu nhiều lĩnh vực

'Son sắt' hay 'son sắc', từ nào chuẩn Tiếng Việt?

Sứ thần nước Việt viết tên 100 danh thần Trung Quốc chỉ bằng hai câu thơ là ai?

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Hơn 1.000 giáo viên nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

GS Jens Juul Holst: Từ VinFuture đến Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Sở GD&ĐT Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

友情链接