Sự kiện khi nhập cảnh vào Thái Lan,ậpcảnhUSDViệtNamcònlàmhơnthếkèo nhà cái 5 chấm com người Việt bắt buộc phải xòe 700 USD hoặc 20.000 bath ra ngang mặt để hải quan chụp hình mới cho làm thủ tục đã gây bất bình cho rất nhiều du khách Việt Nam và các công ty lữ hành.
Vì đâu nên nỗi?
Khi được hỏi lý do, nhân viên hải quan Thái Lan giải thích: "Do có quá nhiều người Việt Nam sang Thái Lan làm việc bất hợp pháp, sau đó họ kéo thân nhân sang đây nên phía Thái Lan buộc phải làm vậy để hạn chế người Việt sang".
Còn phụ trách truyền thông của Văn phòng Tổng cục du lịch Thái Lan tại TP.HCM (TAT) thì trả lời báo chí: "Việc yêu cầu du khách cầm số tiền 700 USD hoặc 20.000 baht để hải quan chụp lại số seri trên tiền, phòng trường hợp cho người khác mượn lại số tiền đó. Lý do vì hải quan đã nhiều lần phát hiện trường hợp gian lận của khách và phải mất nhiều thời gian trong việc giải quyết nếu không chụp lại số seri. Đây hoàn toàn nằm trong quyền hạn của hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh và du khách nước ngoài (bất kể quốc gia nào) khi được yêu cầu phải tuân theo".
Nhưng liệu những lý do nêu trên có là xác đáng không, khi mà người Việt đã quá nổi tiếng ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan và cả Thái Lan về tình trạng ăn cắp vặt, xả rác bừa bãi, lãng phí đồ ăn...
Là người Việt có tự trọng, chúng ta không khỏi cảm thấy bị xỉ nhục và đau lòng khi nhìn thấy những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt tại các nước trên. Tương tự như vậy, nếu ngay từ khi nhập cảnh mà đã phải xòe tiền chụp ảnh một cách phản cảm như tù nhân thì có khác gì phía Thái đã thẳng thừng gửi cho người Việt một thông điệp: Chúng tôi không chào đón bạn.
Nhưng ở một góc độ khác, thì cách làm của Thái Lan là chưa được cân nhắc kỹ. Du lịch là ngành chính của nền kinh tế Thái Lan, đóng góp khoảng 10% GDP của quốc gia này. Được biết, hàng năm có gần 500 ngàn khách Việt Nam du lịch tới Thái Lan, đứng thứ 4 trong khối Asean sau Malaixia, Lào, Singapore, đóng góp một lượng không nhỏ ngoại tệ cho nước này tại các điểm vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm. Với vị trí trung tâm Đông Nam Á, là cửa ngõ tự nhiên của Đông Dương, Miến Điện và Nam Trung Hoa, Thái Lan cũng là nước đứng đầu về thu hút khách du lịch ngoài khối Asean.
Có rất nhiều cách để hạn chế hoặc ràng buộc điều kiện khi nhập cảnh, nhưng đây có lẽ là một cách hành xử thiếu văn minh và tôn trọng nhất trên thế giới. Không những đánh đồng toàn bộ người Việt, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam nói chung, mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh của cả Thái Lan nữa. Khách quốc tế, ngoài đánh giá người Việt, sẽ nghĩ gì về Thái Lan khi hải quan một nước lại có yêu cầu kỳ quặc như vậy?
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam đón hơn 200.000 du khách Thái Lan. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.cũng có riêng một đề án "Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015" để làm tốt hơn nữa công tác đưa khách Thái Lan tới Việt Nam. Nếu như chúng ta cũng hành xử như nước bạn theo nguyên tắc "có đi có lại" thì người Thái sẽ cảm thấy như thế nào?.
Trông người mà ngẫm đến ta
Hành động của hải quan nước bạn đã khiến cho du khách nói riêng và dân chúng Việt Nam nói chung "nổi giận". Tràn ngập các diễn đàn là kêu gọi tẩy chay du lịch Thái Lan, là ý kiến bất bình khi người Thái xem người Việt như "tội phạm"...
Bị xúc phạm, chúng ta phẫn nộ là một phản ứng khá tự nhiên. Nhưng ở trong nước, khi móc túi, chặt chém... du khách, dù bản chất không nghiêm trọng đến như thế, liệu chúng ta có nghĩ đến cảm giác của các "nạn nhân" không?
Đã từ lâu, chặt chém khách du lịch không còn là điều mới mẻ. Nếu địa phương nào có biện pháp mạnh thì cũng chỉ yên ắng được một thời gian theo kiểu "ẩn mình chờ... nghỉ lễ" rồi đến dịp lại bùng nổ như một dịch hạch. Cho nên cứ "đến hẹn lại lên", báo chí cũng theo đó mà nhất loạt đưa tin về tình trạng chặt chém khách du lịch đang diễn ra "tưng bừng", "sôi nổi" trên diện rộng, khắp cả nước.
Đến Hà Nội là để ghé thăm đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, để du ngoạn thành phố vì hòa bình, nhưng nhiều khách du lịch đã nếm "trái đắng" và vỡ mộng vì trót tin vào một câu nói cổ: dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, khi dịch vụ chất lượng thấp mà có khi còn được biệt đãi "bún mắng" và "cháo chửi".
Những người đã gặp tình trạng như vậy, ngoài khả năng quay trở lại gần như bằng 0, họ còn là một tấm bia miệng truyền thông tin đi với tốc độ chóng mặt vào thời đại internet này.
Nạn "móc túi" khách đi taxi, đặc biệt là du khách nước ngoài cũng diễn ra tương đối phổ biến. Với suy nghĩ tương đối ngây thơ khi cho rằng người nước ngoài đến đây bất đồng ngôn ngữ, đất khách quê người mà nhiều tài xế đã phải trả những cái giá còn đắt hơn nhiều lần số tiền "móc túi" được. Đừng tranh thủ tận thu một cách tham lam, khi mà dân du lịch bây giờ phần lớn đã trở thành những "kẻ lữ hành" chuyên nghiệp.
Mới đây, khi Hội An công bố sẽ thu phí vào phố cổ đã gặp phải những phản ứng khá gay gắt. TripAdvisor, một trang web về du lịch có uy tín đã ghi nhận nhiều ý kiến. Hầu hết đều không phản đối thu phí để phục vụ bảo tồn, tôn tạo, nhưng "Thật kì cục khi phải nộp phí chỉ để vào một khu phố". Điều đó cho thấy, nếu không thận trọng, một việc làm tưởng là hợp lý lại có thể trở thành phản cảm. Và kết quả như chúng ta thấy là ngay sau quyết định này, phố cổ Hội An đã trở nên vắng vẻ khác thường.
"Sơ sẩy" của người bạn láng giềng luôn là "anh cả" trong lĩnh vực du lịch của khu vực cũng là một dịp để chúng ta đối chiếu lại cách làm của bản thân mình.
Thay vì giáng cho du khách những "đòn chí tử" để "nhất khứ bất phục hoàn" (một đi không trở lại), hãy đối xử với họ như là "thượng khách". Bởi đơn giản, vẫn còn có rất nhiều địa điểm đẹp và hiếu khách trên thế gian này.
Theo Vietnamnet
Nâng vị thế hoạt động TCĐLCL trong nền kinh tế hội nhập