当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lịch thi đấu cup c2】Xuất siêu kỷ lục: Âu lo lấn át vui mừng

【lịch thi đấu cup c2】Xuất siêu kỷ lục: Âu lo lấn át vui mừng

2025-01-10 00:58:58 [La liga] 来源:88Point
Việt Nam xuất siêu gần 12 tỷ USD trong 8 tháng
Nông sản xuất siêu 6,ấtsiêukỷlụcÂulolấnátvuimừlịch thi đấu cup c22 tỷ USD trong 8 tháng
Xuất khẩu hồi phục, Việt Nam xuất siêu 10 tỷ USD
0151 img 8277
Xuất siêu của Việt Nam từ đầu năm đến nay chủ yếu do nhập khẩu sụt giảm. Ảnh: N.Linh

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước đạt trên 336 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 174 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt trên 162 tỷ USD, giảm 2,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.

Con số 11,9 tỷ USD có thể nói là mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam, vượt qua cả con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của cả năm 2019. Trong khi đó, con số xuất siêu 9,9 tỷ USD của năm 2019 đã là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu của Việt Nam.

Nhìn nhận về con số xuất siêu kỷ lục trong 8 tháng đầu năm nay, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: Nền kinh tế Việt Nam mấy năm gần đây luôn xuất siêu.

Xuất siêu có điều đáng mừng là giúp tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, xuất siêu 8 tháng năm 2020 có điểm đáng phải lo. Đó là xuất siêu không phải do xuất khẩu tăng mà do nhập khẩu giảm nhiều.

“Nhập khẩu của Việt Nam tới 90% là tư liệu sản xuất, nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm 10%. Giảm nhập khẩu nghĩa là giảm nhập tư liệu sản xuất, đó là điểm đáng lo. Xuất siêu thì mừng nhưng đáng lo nhiều hơn bởi giảm nhập tư liệu sản xuất sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất trong tương lai”, TS. Lê Quốc Phương nhấn mạnh.

Vị này cũng lưu ý thêm, xuất siêu của Việt Nam vẫn dựa vào khu vực doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp trong nước vẫn nhập siêu lớn, tới hơn 10 tỷ USD.

Trên thực tế, chưa cần đợi tới con số xuất siêu 11,9 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, khi kết thúc 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đạt mức xuất siêu 6,5 tỷ USD, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng đã phải thốt lên rằng, việc xuất siêu vượt cả các năm trước là tín hiệu không vui, chứng tỏ Việt Nam không nhập được nguyên liệu về.

Từ trước đến nay, nhập khẩu chủ yếu là nhập yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Năm nay, Việt Nam không nhập được nguyên liệu do hai nguyên nhân. Thứ nhất là không có đơn hàng xuất khẩu nên không nhập. Thứ hai là khi có đơn hàng xuất khẩu thì chuỗi cung ứng nguyên vật liệu lại bị đứt gãy nên không nhập được.

Doanh nghiệp mới chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ từ trước để xuất khẩu chứ không nhập được cho giai đoạn sau. Thực tế này dẫn tới chuyện Việt Nam chỉ có xuất khẩu mà không có nhập khẩu.

Đáng chú ý, xuất siêu chủ yếu do doanh nghiệp FDI nhờ giữ được đơn hàng, tổ chức được nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng mức độ đứt gãy không nhiều như doanh nghiệp Việt Nam.

“Điều này một lần nữa nói lên việc tổ chức các chuỗi cung ứng theo hướng bền vững là đặc biệt quan trọng”, chuyên gia Phạm Tất Thắng nói.

Xung quanh câu chuyện xuất siêu kỷ lục của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Trần Toàn Thắng bày tỏ quan điểm, để đánh giá số liệu xuất siêu là tích cực hay không phải nhìn vào 2 con số nữa là tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu.

2 con số này so với cùng kỳ năm trước đều giảm, nhưng mức giảm khác nhau. Có thể nhập siêu 8 tháng năm 2020 là do nhập khẩu giảm quá nhanh, chứ không phải xuất khẩu tăng.

Nếu số liệu nhập khẩu giảm là do lượng máy móc, nguyên vật liệu giảm thì xuất siêu không phải là đáng mừng. Nhập khẩu giảm có thể do doanh nghiệp đang đánh giá thấp khả năng xuất khẩu tiếp. Đó là vấn đề khiến khả năng phục hồi kinh tế càng khó hơn.

“Dù sao, về mặt tài chính, thặng dư thương mại lớn giúp đất nước có thêm ngoại tệ để ổn định tỷ giá”, ông Trần Toàn Thắng nói.

Về xuất khẩu hàng hóa thời gian tới, Bộ Công Thương dự báo, nửa cuối năm, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với quý II/2020 sau khi nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi, mở cửa.

Bên cạnh đó, xuất khẩu các tháng cuối năm có thể hy vọng từ việc thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) từ ngày 1/8. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tại châu Âu, Hiệp định EVFTA đã được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng khẳng định, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Diễn biến tình hình thực tế cho thấy xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Mất việc làm, thu nhập giảm khiến nhu cầu của người tiêu dùng cho sản phẩm nhập khẩu khó có thể sớm cải thiện.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20.

Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%.

Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读