Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các tỉnh,ếptụcđổimớinacircngcaohiệuquảhoạtđộngcaacutecđơnvịsựnghiệpcocircnglậket qua bong da sẻia thành trong cả nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Bình Phước, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đỗ Đức Hòa cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh dự hội nghị.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Phước
5 năm triển khai thực hiện, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương trong cả nước đã nghiêm túc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết; tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp và các tầng lớp nhân dân. So với năm 2015, tính đến hết năm 2021, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập cả nước giảm bình quân 13,4%; biên chế hưởng lương từ ngân sách giảm 10,51%; chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành lập công ty cổ phần (trừ bệnh viện và trường học) đạt 24,2%; tự chủ tài chính đạt 6,57% so với kế hoạch đề ra 10%...
Đối với tỉnh Bình Phước, tính đến nay đã giảm được 82 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy giảm 1; trực thuộc UBND tỉnh giảm 4; trực thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh giảm 17 và cấp huyện giảm 60 đơn vị. Đối với tinh giảm biên chế, toàn tỉnh đã giảm 3.250 biên chế.
Đại biểu TP. Hồ Chí Minh phát biểu trao đổi, thảo luận trực tuyến tại hội nghị
Song song với nhiệm vụ tinh giảm đầu mối, biên chế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp; bố trí và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức theo vị trí việc làm, đổi mới quản trị được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện có hiệu quả.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định: Việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ trương lớn của Đảng, đã được các cấp, ngành tích cực triển khai thực hiện trong nhiều năm qua và đạt được những kết quả quan trọng.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần làm rõ hơn, toàn diện, sâu sắc hơn tình hình và kết quả cũng như kiến nghị giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả nghị quyết trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung phân tích, đánh giá sâu hơn về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết gắn với nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là các ý kiến nhận định, đánh giá, tồn tại, hạn chế để hoàn thiện dự thảo, báo cáo Bộ Chính trị có hướng chỉ đạo đảm bảo thực chất, chất lượng, sát với thực tiễn.