当前位置:首页 > Cúp C2

【soi kèo mu vs wolverhampton】Bài 2: Giảm hàng nghìn tỷ đồng phí, lệ phí hỗ trợ đầu vào cho doanh nghiệp

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Tuy về ngắn hạn có thể giảm thu ngân sách, nhưng về dài hạn doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thuế, tạo việc làm và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm mạnh

Vào đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện và tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động, tích cực, chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát ban hành theo thẩm quyền 21 thông tư để sửa đổi 31 thông tư thu phí, lệ phí hiện hành theo hướng miễn hoặc giảm mức thu cao của nhiều khoản phí, lệ phí.

Sau khi các thông tư nêu trên hết hiệu lực vào thời điểm hết năm 2020, Bộ Tài chính đã 2 lần gia hạn thời gian, giảm 30 loại phí, lệ phí đến hết năm 2021. Trong đó, có nhiều khoản như: giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây dựng và 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán...

Số giảm thu từ phí, lệ phí này trong cả năm 2021 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát và quyết định giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm “sốc”, có khoản lên đến 70%.

Việc rà soát, phối hợp với các bộ, ngành để rà soát và đề xuất sửa đổi hàng chục khoản phí, lệ phí là khối lượng công việc không nhỏ. Các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính đã phải làm ngày làm đêm để văn bản sớm được ban hành, đảm bảo theo đúng trình tự văn bản quy phạm pháp luật, để các doanh nghiệp (DN) sớm nhận được ưu đãi chính sách.

Phải co kéo trong “tấm chăn hẹp”

Không phải ngẫu nhiên mà các thông tư nêu trên của Bộ Tài chính đều được ban hành, có giá trị hiệu lực trong vòng 6 tháng. Bắt đầu từ năm ngân sách 2020, đã vấp phải ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Nhiều năm nay chúng ta phấn đấu cơ cấu lại ngân sách, kéo giảm khoảng cách giữa thu và chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Song do nguồn lực còn hạn hẹp, nhu cầu đầu tư phát triển lớn, nên vẫn phải vay nợ để chi cho đầu tư phát triển. Khi ngân sách vẫn còn phải co kéo “trong tấm chăn hẹp”, kéo chỗ này thì hụt chỗ kia, cho nên trong chi tiêu ngân sách phải hết sức thận trọng, linh hoạt.

Ước giảm thu 2.000 tỷ đồng từ giảm phí, lệ phí năm 2021

Số giảm thu từ phí, lệ phí này trong cả năm 2021 là khoảng 2.000 tỷ đồng. Như vậy trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành rà soát và quyết định giảm nhiều khoản phí, lệ phí với mức giảm “sốc”, có khoản lên đến 70%.

Hiện nay, DN và người dân đang hết sức khó khăn, những hỗ trợ từ phía Nhà nước là rất đúng lúc và quý báu. Tuy nhiên, nhu cầu thì lớn, mà nguồn lực chúng ta có hạn, cho nên Bộ Tài chính trong thời gian qua phải cùng lúc giải rất nhiều “bài toán”, khi vừa đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách, để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi trong dự toán, lại phải đáp ứng chi cho các nhiệm vụ cấp bách, phát sinh như đại dịch Covid-19. Trong khi đó, Nhà nước vẫn phải giang tay đỡ lấy DN lúc khốn khó.

Chia sẻ với Bộ Tài chính, đại diện các DN, hiệp hội DN khi được hỏi đều đánh giá cao những cố gắng đó của Bộ Tài chính. Những mức giảm phí và lệ phí giúp DN có thêm nguồn để đầu tư tiếp tục sản xuất kinh doanh, vượt qua lúc khó khăn. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, việc giảm các loại phí, lệ phí trong thời gian qua có tác động khá tích cực đến hoạt động của DN, đặc biệt là các phí liên quan thành lập, công bố thông tin DN, thẩm định sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động… của DN.

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí đã góp phần tạo động lực cho người dân, DN vực dậy sản xuất và tiêu dùng, đóng góp tích cực trong việc phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Nhìn trong tổng thể cơ cấu NSNN, theo chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, về lâu dài, việc kéo dài thời gian giảm các khoản phí, lệ phí sẽ ảnh hưởng đến NSNN. Tuy nhiên, khi đề xuất chắc chắn rằng, Bộ Tài chính đã cân nhắc kỹ lưỡng. Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đang tập trung chống dịch nhưng cũng không quên DN, khi DN đang rất cần thêm nguồn lực để chống đỡ, duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, ông cho rằng, để chia sẻ với Nhà nước, cộng đồng DN cũng cần đẩy mạnh đổi mới quản trị DN, cơ cấu lại để vươn lên ngay trong và sau đại dịch.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, cùng với việc đề xuất giãn, giảm thuế, phí và lệ phí cho DN, ngành Tài chính kiên quyết loại bỏ những cơ chế, chính sách có dấu hiệu cản trở, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và người dân. Việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ giúp thu hút đầu tư kinh doanh, vừa nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý thu NSNN, vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế.

Chính phủ thấu hiểu, doanh nghiệp thêm niềm tin vượt khó

Trên thực tế, thuế, phí là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội, có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của DN và tác động tới sự ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, những chính sách liên quan đến thuế, phí phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần giúp DN ổn định để còn yên tâm làm ăn, phục hồi sau dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, không phải đến bây giờ, mà trong “hơn 500 ngày qua”- như cách nói của Thủ tướng, Chính phủ luôn thực hiện chủ trương của Đảng là thiết lập, ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn phức tạp. Bộ Tài chính cũng vậy, theo thẩm quyền của mình, cũng đã vào cuộc với quyết định giảm hàng chục loại phí, lệ phí.

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa cho biết, trong lúc khó khăn, Chính phủ đã dùng nguồn lực Nhà nước để giúp cộng đồng kinh doanh vượt lên. Cộng đồng DN sẽ cảm thấy rằng Chính phủ gần mình, thấu hiểu mình và có thêm niềm tin, nhất là trong những lúc khó khăn như hiện tại. Ông cũng thẳng thắn cho rằng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ “góp phần” giúp DN vượt qua khó khăn chứ không thể đóng vai trò quyết định. Vấn đề chính vẫn là năng lực nội tại của DN và khả năng phục hồi của nền kinh tế. DN Việt Nam cũng thấu hiểu điều đó nên nhiều đơn vị cũng đã có những phương án chủ động trong kinh doanh.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong đề xuất nhiều chính sách thuế để hỗ trợ người dân và DN. Có đại biểu cho rằng, sự hỗ trợ này “là kịp thời, đầy tính nhân văn, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri là người dân và DN”. Một số đại biểu Quốc hội đồng tình với phương châm “không bỏ ai lại phía sau”, “có thể hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân”, Chính phủ đã sẵn sàng chia sẻ với người dân và DN để vượt qua khó khăn trước mắt thông qua chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Chính phủ, Bộ Tài chính cần cân nhắc kỹ các chính sách làm giảm thu ngân sách, để đảm bảo cân đối ngân sách cũng như tính công bằng và mang tính khả thi cao khi triển khai thực hiện.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

分享到: