【kết quả bóng đá u20 nữ】Cơ cấu lại ngân sách vì mục tiêu phát triển đất nước
Cơ cấu lại ngân sách phải được triển khai đồng bộ Cơ cấu lại ngân sách để lành mạnh hóa tài chính quốc gia Chủ động cơ cấu lại ngân sách,ơcấulạingânsáchvìmụctiêupháttriểnđấtnướkết quả bóng đá u20 nữ hỗ trợ tăng trưởng 5 năm cơ cấu lại ngân sách nhà nước: Nhiều mục tiêu hoàn thành vượt kế hoạch Bài 5: Cơ cấu lại ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng, chống dịch thành công |
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
Thu vượt dự toán, dành nguồn chi nhiệm vụ cấp bách
Giai đoạn 2021 - 2023, bên cạnh những thuận lợi về ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô và nền tài chính công cơ bản đã phát triển. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức với những yếu tố bất định, phi truyền thống xuất hiện nhiều hơn, khó lường hơn.
Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, đồng bộ với các chính sách tiền tệ và vĩ mô khác để vừa tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch vừa hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị giảm sâu thu nhập, các đối tượng yếu thế, hỗ trợ tổng cầu, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt cân đối NSNN. Các chính sách tài khóa đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, qua đó có tác động tích cực trở lại tới việc thực hiện các nhiệm vụ thu, chi và cơ cấu lại NSNN.
Quản lý, điều hành ngân sách nhà nước chủ động, linh hoạt Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) đã được thực hiện chủ động, linh hoạt. Bên cạnh triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng thu NSNN, Bộ Tài chính đã bám sát dự toán chi tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Cơ cấu ngân sách đảm bảo trung ương giữ vai trò chủ đạo, giảm chi thường xuyên một cách hợp lý, nâng chi cho đầu tư phát triển. Cùng với đó, đảm bảo quản lý nợ công minh bạch, hiệu quả. |
Về thu NSNN, theo Bộ Tài chính, kết quả thu NSNN không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (chưa được tính trong dự toán) mà còn vượt so với dự toán, qua đó đảm bảo nguồn lực cho Chương trình phục hồi, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương.
Qua thống kê cho thấy, tỷ lệ huy động thu NSNN so với GDP tiếp tục được điều chỉnh, thực hiện năm 2021 khoảng 18,7%GDP và ước thực hiện năm 2022 khoảng 19,1%GDP, dự toán năm 2023 là 15,7%GDP, bình quân giai đoạn 2021 - 2023 khoảng 17,8%GDP (giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 25,2%GDP).
Cụ thể, tổng thu năm 2021 đạt 1.568,4 nghìn tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa đạt 1.304,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,2% tổng thu NSNN; thu từ dầu thô đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng thu NSNN; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 215,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng thu NSNN.
Tổng thu năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa đạt 1.443,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,5% tổng thu NSNN, tăng 9,9% so với năm 2021; thu từ dầu thô đạt 78 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,3% tổng thu NSNN, tăng 74,8% so với năm 2021; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 285,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng thu NSNN tăng 31% so với năm 2021.
Thu NSNN 9 tháng năm 2023 ước đạt 1.223,8 nghìn tỷ đồng, bằng 75,5% dự toán, giảm 8,3% so cùng kỳ năm 2022, trong đó: Thu nội địa ước đạt 1.013,7 nghìn tỷ đồng, bằng 76% dự toán, giảm 3,2% so cùng kỳ năm 2022; thu từ dầu thô ước đạt khoảng 46 nghìn tỷ đồng, bằng 109,5% dự toán, giảm 22,5% so cùng kỳ năm 2022; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 163,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,5% dự toán, giảm 26,3% so cùng kỳ năm 2022.
Cơ cấu lại chi ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên
Cùng với cơ cấu lại thu NSNN, những năm qua, chi NSNN được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi NSNN, quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo Bộ Tài chính, chi NSNN tiếp tục được cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, trong đó: Chi đầu tư phát triển năm 2021 đạt 27,81%, ước thực hiện năm 2022 khoảng 29,57%, dự toán 2023 là 35%, bình quân 2021 - 2023 khoảng 30,79% (giai đoạn 2016 - 2020 là 28,8%).
Chi thường xuyên năm 2021 đạt 58,2%; ước thực hiện năm 2022 khoảng 51,06% dự toán; 2023 là 56,46%, bình quân 2021 - 2023 khoảng 55,24% (giai đoạn 2016 - 2020 từ mức 64,9% của năm 2017 xuống dưới 64% vào năm 2020, nếu loại trừ phần kinh phí chi tạo nguồn cải cách tiền lương thì năm 2020 khoảng 60,5%).
Về cân đối ngân sách, quản lý điều hành chặt chẽ bội chi NSNN năm 2021 đạt 3,4% GDP và ước thực hiện năm 2022 đạt 3,6% GDP dự toán 2023 là 4,42% GDP, bình quân 2021 - 2023 khoảng 3,81%.
Về các chỉ tiêu an toàn nợ công, giai đoạn 2021 - 2023 đã trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch tài chính quốc gia vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Tài chính chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay trong nước, giảm dần tỷ trọng nợ nước ngoài để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
Kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) được kéo dài; lãi suất phát hành giảm đáng kể, góp phần giảm chi phí huy động vốn cho NSNN; cơ cấu nhà đầu tư tiếp tục được đa dạng hoá, tỷ trọng nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại giảm. Nợ bằng ngoại tệ chủ yếu là đồng USD, EUR, JPY; đa dạng hoa đồng tiền vay nước ngoài đã góp phần giảm nhẹ tác động của biển động tỷ giá các đồng tiền mạnh trên thế giới trong năm 2022.
Tăng bền vững thu ngân sách nhà nước cả về quy mô và cơ cấuVới mục tiêu phấn đấu hoàn thành Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2021 - 2025, trong 2 năm tới, Bộ Tài chính tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế với các cấu phần quan trọng (doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, đầu tư công và đơn vị sự nghiệp công lập...), tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Hiện nay, Bộ Tài chính đang bắt tay vào hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo Nghị quyết và các văn kiện của Đảng nhằm tăng cường sự bền vững thu NSNN cả về quy mô và cơ cấu. Đồng thời, nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai để bảo đảm công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương… Bộ Tài chính thực hiện quản lý, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính - NSNN gắn với hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Đẩy mạnh quản lý tài chính - ngân sách trung hạn, đồng bộ giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch nợ công, kế hoạch tài chính trung hạn, kiểm soát nhu cầu chi tiêu trong phạm vi khả năng nguồn lực của nền kinh tế. Việc sửa Luật NSNN cũng sẽ được đặt ra, trong đó, sẽ làm rõ kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, trên cơ sở đó, rà soát, nghiên cứu, sửa đổi Luật NSNN và một số văn bản pháp luật có liên quan (nếu có) để điều chỉnh cơ chế phân cấp NSNN theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, hạn chế tình trạng lồng ghép trong quản lý NSNN; khuyến khích các địa phương tăng thu, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản, tham gia thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, thực hiện cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội. |
-
Việt Nam is an important country to Australia: diplomatThắng Malaysia, U23 Việt Nam giành vé vào tứ kết?Nhật Bản mang nhiều cầu thủ chất lượng để đối đầu với đội tuyển Việt NamVở cải lương “Dòng xoáy” thắng lớn tại sân chơi toàn quốcBắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vongVòng loại thứ 3 World Cup 2022: Trận tuyển Việt NamThu ngân sách đạt trên 3.200 tỷ đồngTỷ lệ bao phủ BHYT đạt chỉ tiêu theo quy định của Thủ tướng Chính phủNgày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức caoPhát triển kinh tế từ kéo vó bè
下一篇:Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Tăng cường quản lý đất đai
- ·Giảm thiểu tác động tăng giá hàng hóa từ việc tăng lương cơ sở
- ·Hạ Colombia, Argentina đối đầu Brazil ở chung kết Copa America
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Khai thác triệt để tiềm năng logistics
- ·Tăng cường bảo vệ chủ quyền biên giới vùng biển, đảo
- ·Sau 2 lần đi xuống, giá mặt hàng xăng RON95
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Cử tri bức xúc về hạ tầng nông thôn
- ·Áp thấp trên biển
- ·Thu hút nhà đầu tư Trung Quốc đến hoạt động sản xuất
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Kết quả giải U17 châu Á 2023: U17 Việt Nam chia điểm tiếc nuối
- ·Tập trung khắc phục thiệt hại sản xuất do ảnh hưởng bão số 3
- ·TMP hướng đến đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Lãi suất cho vay sẽ thế nào khi lãi suất huy động tăng trở lại?
- ·Báo Cà Mau cuối tuần số 2876, phát hành thứ bảy, ngày 17/10/2015
- ·Công ty CP Bất động sản Việt
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Báo Cà Mau cuối tuần số 2880, phát hành thứ bảy, ngày 24/10/2015
- ·Lợi kép từ nuôi vịt trong lô cao su
- ·Tạo nền tảng phát triển thủy sản giá trị cao
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Hội Báo Xuân dự kiến tổ chức ngày 1/2
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Vì bình yên sông nước
- ·Đánh bại Nhật Bản, U23 Uzbekistan vào chung kết U23 châu Á
- ·Gỡ khó cho người nộp thuế
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·IOC cung cấp vaccine COVID
- ·Bình Phước: Năm 2025, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chủ yếu đạt 2,5 tỷ USD
- ·Bóng đá nữ Việt Nam kỳ vọng vào vòng chung kết World Cup 2023
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·9 trường hợp bị từ chối nhận hồ sơ đăng ký đất đai