您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd ngoại hạng trung quốc】Các thoả thuận quốc tế tránh 'ký rồi để đấy', khiến đối tác khó hiểu, giảm lòng tin 正文
时间:2025-01-26 01:08:11 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
Nhận định được Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương nêu ra tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần t kqbd ngoại hạng trung quốc
Nhận định được Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương nêu ra tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương” do Bộ Ngoại giao tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến,ácthoảthuậnquốctếtránhkýrồiđểđấykhiếnđốitáckhóhiểugiảmlòkqbd ngoại hạng trung quốc kết nối với các điểm cầu ở trong và ngoài nước.
Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương Bùi Lê Thái cho biết, công tác đối ngoại địa phương trong thời gian qua được triển khai toàn diện, đồng bộ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, ngày càng bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Từ góc độ riêng của Ban Đối ngoại Trung ương, ông Bùi Lê Thái đề xuất 5 phương hướng để đẩy mạnh công tác đối ngoại địa phương trong thời gian tới.
Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương. |
Cần chú trọng triển khai đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, để cùng với ngoại giao chính quyền tạo thành ba mũi giáp công của mặt trận đối ngoại toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của địa phương.
Để phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, Chánh Văn phòng Ban Đối ngoại Trung ương cho rằng cần chủ động hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đề nghị các địa phương xây dựng lộ trình, xác định mục tiêu và có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình.
Chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký với các đối tác. Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác mới cần dựa trên sự đánh giá chính xác khả năng thực hiện, tránh tình trạng "ký rồi để đấy", không triển khai hoặc triển khai chậm, khiến đối tác cảm thấy “khó hiểu” và giảm dần lòng tin đối với ta.
"Việc triển khai thực hiện các thoả thuận cam kết quốc tế của ta đối với các nước ngoài là khâu yếu nhất, vì vậy cần sớm khắc phục những tồn tại này", ông Thái nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác dự báo tình hình, cập nhật thông tin để đề ra những giải pháp sát, đúng, trúng phù hợp với nhu cầu hợp tác quốc tế của địa phương.
Để đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhất quán từ Trung ương đến địa phương, các bộ, ban, ngành Trung ương sẽ chủ động phối hợp, đồng hành, gắn kết chặt chẽ với các địa phương.
Lượng kiều hối gia tăng liên tục
Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Trần Thanh Huân cho biết, từ khi đại dịch bùng phát, các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các cơ quan chức năng tổ chức hỗ trợ công dân tại các cửa khẩu, lối mở, cũng như tổ chức hơn 700 chuyến bay đón hơn 200.000 công dân có hoàn cảnh khó khăn ở nước ngoài về nước.
Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Trần Thanh Huân. |
Hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kiều bào đã đầu tư về nước 362 dự án, với tổng số vốn khoảng 1,6 tỷ USD. Lượng kiều hối liên tục gia tăng qua các năm, đạt 52 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2021, tăng 75% so với 29,7 tỷ USD của giai đoạn 2017-2018; năm 2020, đạt 17,2 tỷ USD và năm 2021, ước đạt 18,1 tỷ USD.
Về hợp tác quốc tế cấp địa phương, trong giai đoạn 2019-2021, có 661 thỏa thuận hợp tác với các địa phương, đối tác nước ngoài được ký kết, tăng 57,38% so với giai đoạn 2017-2018 (420 thỏa thuận).
Về công tác biên giới lãnh thổ, tuy cũng chịu tác động bởi đại dịch, nhìn chung, tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền cơ bản ổn định.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Bộ Ngoại giao luôn coi trọng phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương trong triển khai công tác đối ngoại. Tuy nhiên, trước những kết quả quan trọng đã đạt được, song không tự mãn, chủ quan bởi tình hình quốc tế và trong nước đang chuyển biến mau lẹ, phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề, yêu cầu về đối nội và đối ngoại, trong đó có công tác đối ngoại địa phương.
Bộ trưởng nhấn mạnh, đối ngoại địa phương là một lĩnh vực công tác quan trọng của chính quyền địa phương, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị ở địa phương, đồng thời cũng là một bộ phận không tách rời trong công tác đối ngoại của đất nước.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị. |
Bộ trưởng đề nghị hội nghị thảo luận, làm rõ hơn vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đối ngoại địa phương trong giai đoạn phát triển mới, nhất là “vị trí tiên phong” của đối ngoại địa phương trong tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hữu nghị, hợp tác với các đối tác, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế, uy tín của các địa phạm trong hội nhập quốc tế...
Đối ngoại địa phương trên cơ sở tranh thủ tối đa các yếu tế quốc tế thuận lợi, các mối quan hệ đối ngoại rộng mở, các cam kết, thỏa thuận quốc tế để góp phần mở rộng không gian phát triển cho các địa phương, thu hút đầu tư, công nghệ tri thức, du lịch và các nguồn lực khác phục vụ phát triển nhanh, bền vững của địa phương.
Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030 đề ra chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Bộ trưởng nhấn mạnh, để góp phần đưa chủ trương này của Đảng đi vào cuộc sống, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan đối ngoại, trong đó ngành Ngoại giao là nòng cốt và các địa phương với tư cách là "trung tâm phục vụ".
Trong triển khai đối ngoại địa phương, Bộ trưởng lưu ý, cần nắm bắt tốt các xu thế vận động, diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối phát triển KT-XH.
“Như Bác Hồ từng căn dặn “mọi việc thành công bởi chữ đồng", đối ngoại địa phương chỉ có thể phát huy tốt vai trò của mình khi có sự ủng hộ và đồng thuận của các cấp chính quyền, các ban, sở, ngành tại địa phương cũng như sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan Trung ương.
Trong đó, điểm đồng ở đây là cũng hướng đến sự phát triển bền vững của địa phương, từ đó đóng góp tích cực vào thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước”, người đứng đầu ngành Ngoại giao chia sẻ.
Cuối cùng là nâng cao năng lực của đối ngoại địa phương, trong đó then chốt là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương.
Trần Thường - Ảnh: Phạm Hải
Việt Nam chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nhờ đó không ngừng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế.
Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa2025-01-26 00:48
Cẩn trọng khi dùng thực phẩm chế biến sẵn2025-01-26 00:44
Cầu 400 tỉ phải ngưng xây vì vướng... 3 hộ!2025-01-26 00:43
Mang yêu thương đến với người nghèo2025-01-26 00:35
85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 20252025-01-26 00:28
Phong trào hạn chế sử dụng túi ni2025-01-26 00:05
Đặt quan tài giữa phố2025-01-25 23:38
Vô tư mua bán nhau thai2025-01-25 23:20
“Trợ lý ảo” VAV2025-01-25 23:02
Ngập lụt nặng ở QL13 đoạn qua thị trấn Chơn Thành2025-01-25 22:59
9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/92025-01-26 00:59
Sẽ bị phạt nếu không đăng ký, gây cản trở người khác sử dụng đất2025-01-26 00:43
Văn nghệ Dân gian Cà Mau thời kháng chiến2025-01-26 00:37
Công ty nhang cháy dữ dội giữa đêm khuya2025-01-26 00:21
3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM2025-01-26 00:16
Hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp2025-01-26 00:00
Không phải ghi ngành nghề trong đăng ký doanh nghiệp2025-01-25 23:56
Tình hậu phương2025-01-25 23:30
Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ2025-01-25 23:08
Thoát nghèo nhờ Chương trình 1342025-01-25 22:56