Ama (có nghĩa là những người phụ nữ của biển) thường dùng để gọi những nữ thợ lặn tự do,ữngnngtinccuốicngởNhậtBảkết quả bóng đá quốc gia trung quốc kiếm sống bằng những hải sản bắt được từ biển. Nghề này đã tồn tại hàng ngàn năm nay tại Nhật Bản và hiện đứng trước nguy cơ biến mất.
Tỉnh Mie là nơi còn nhiều nữ thợ lặn tự do nhất ở Nhật Bản. Nguồn: JAPAN TIMES
Kimiyo Hayashi và cháu gái Tomomi Nakanishi ngồi sưởi bên đống lửa trong căn chòi nghỉ, dù ngoài trời đang nóng và ẩm. Họ là hai trong số những nữ thợ lặn tự do ở vịnh Ago, tỉnh Mie, những người vẫn giữ lối sống đã có lâu đời và bám lấy nghề. Căn chòi có sàn lót ván, trần nhà bám đen bồ hóng, trong đó còn có mặt nạ và bộ đồ bơi đã cũ, vẫn còn ướt sau khi đi biển về.
“Tôi đã ở biển gần cả cuộc đời, dù trời có nóng nhưng tôi vẫn cảm thấy được cái lạnh thấu xương” - Hayashi vừa nói vừa nhìn về dải đất trước mặt. “Tôi thích làm ấm người như thế này sau khi lên bờ” - người phụ nữ 61 tuổi có đôi mắt tinh anh Hiyashi bắt đầu kể câu chuyện của mình. Mỗi buổi sáng, trước khi bình minh ló dạng, bà đã nhiều lần quan sát những người thợ lặn lặng lẽ chuẩn bị ra biển dưới ánh sáng của ngọn đuốc tre ở xưởng tàu. Bà vẫy tay chào, trong số đó có cả bà và mẹ của Hiyashi. Khi ấy, bà vẫn tự hỏi điều gì thu hút họ ngoài đại dương kia. Đến năm 16 tuổi, bà cũng bắt đầu công việc giống như bà và mẹ mình.
Mọi việc vẫn không có nhiều thay đổi sau 45 năm. Ngồi trên thuyền chuẩn bị dụng cụ, mặc đồ bơi màu trắng kín từ đầu đến chân và lao xuống nước, có khi bà bơi xa bờ 1km và lặn sâu 10m để bắt hải sản và lấy rong biển. Như được ban tặng khả năng của người cá, các Ama như bà Hiyashi có thể lặn sâu và bơi xa bờ dù không có ống thở hay bình dưỡng khí, chỉ nối dây với một cái xô gỗ trên mặt nước. Công việc này đối mặt với nhiều khó khăn, dòng chảy nguy hiểm, nước lạnh buốt thậm chí cá mập. Tai nạn là điều khó tránh khỏi và Hiyashi cũng đã mất đi nhiều người bạn.
Điểm mấu chốt không phải nín thở được bao lâu mà là tốc độ bắt hải sản dưới biển phải nhanh, bà Hiyashi giải thích. Khi còn ở “thời hoàng kim” thì bà thường lên bờ một xô đầy bào ngư, tôm hùm, nhím biển, bạch tuột, có cả ngọc trai. Qua một mùa thu hoạch thành công có thể kiếm được 27 triệu yen.
Nghề này được mẹ truyền lại cho con gái, nhưng hiện nay con cái của các thợ lặn không còn muốn nối nghiệp gia đình. Những người như bà Hayashi và Nakanishi ngày càng ít đi, cũng có thể họ là thế hệ cuối cùng. Số Ama hiện nay chỉ còn dưới 2.000 người, ít hơn 8.000 người so với thời kỳ hưng thịnh sau Thế chiến thứ 2 và còn tiếp tục giảm. Độ tuổi trung bình của những Ama lên tới 65, người cao tuổi nhất đã hơn 80 tuổi. Những phụ nữ trẻ thấy rằng, nghề này không mang lại thu nhập cao như trước, giá hải sản sụt giảm cộng với các chính sách khai thác thủy sản thắt chặt hơn mỗi năm.
Thời gian gần đây các Ama bắt đầu thực hiện các dịch vụ du lịch đón khách tham quan đến những căn chòi nghỉ. Ngoài quan sát cuộc sống và công việc thường ngày, họ còn được thưởng thức các món ăn từ hải sản tươi mới bắt về do các Ama trổ tài nấu nướng. Đây có thể là cứu cánh cho họ trong thời buổi hiện nay. Sáng kiến này củng cố quyết tâm của những nữ thợ lặn yêu nghề, như bà Hiyashi khẳng định rằng: “Chừng nào còn khỏe mạnh và vui vẻ, tôi vẫn tiếp tục lặn biển. Tôi yêu công việc này và có thể làm ít nhất 20 năm nữa”.
THIÊN NGỌC(tổng hợp từ BBC, The culture trip)