【tỷ lệ phạt góc】Điểm tựa phục hồi

时间:2025-01-24 23:35:35来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Phòng họp Diên hồng,Điểmtựaphụchồtỷ lệ phạt góc Nhà Quốc hội sáng nay đón đông đủ các vị đại biểu về họp trực tiếp toàn thời gian kỳ họp thường kỳ đầu tiên của năm 2022, sau một số kỳ phải kết hợp họp trực tuyến do dịch Covid-19.

Đây cũng là một biểu hiện của quá trình bình thường mới, trong đó có hoạt động của cơ quan dân cử, dù trước kỳ họp một ngày, việc xét nghiệm Covid-19 vẫn diễn ra.

Dự kiến làm việc 19 ngày, tại kỳ họp này, Quốc hội không chỉ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp, giám sát, mà còn đặt lên bàn nghị sự những vấn đề cấp bách như xem xét, quyết định chủ trương đầu tư5 dự ánquan trọng quốc gia, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, quyết định cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa... - là những điểm tựa cho nền kinh tếđang vất vả phục hồi sau sự tàn phá của đại dịch Covid-19.

Và một nội dung không thể thiếu, luôn được Chính phủ báo cáo ngay từ phiên khai mạc mỗi kỳ họp, đó là việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch kinh tế, xã hội hàng năm.

Với năm 2022, bối cảnh đặc biệt là ngoài thực hiện nghị quyết của kỳ họp Quốc hội thường kỳ, còn có việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 43), được thông qua tại kỳ họp bất thường (tháng 1/2022).

Với gói hỗ trợ 347.000 tỷ đồng, Chương trình được kỳ vọng sẽ hỗ trợ GDP năm 2022 tăng cao hơn mức đã được Quốc hội quyết định là 6 - 6,5%. Bởi thế, chính sách cấp bách này đã đi vào cuộc sống thế nào, tác động đến sự phục hồi kinh tế - xã hội ra sao là những thông tin mà đại biểu Quốc hội không thể không quan tâm.

Đáng tiếc, dù không thể phủ nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết 43, sau 4 tháng 12 ngày kể từ khi các đại biểu bấm nút thông qua, quyết sách đặc biệt này đã không đi vào cuộc sống với tốc độ mong đợi. Vì vậy, đã có sự sốt ruột về tiến độ, những lo ngại về hiệu quả, những đòi hỏi về trách nhiệm, đôi khi khá gay gắt, được đặt ra từ các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau khi thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội tại phiên họp thứ 11 (trung tuần tháng 5/2022), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra rằng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn trì trệ, các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết 43 triển khai chậm, các chính sách quan trọng vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn, chưa được áp dụng vào thực tiễn.

Do đó, cơ quan thường trực của Quốc hội thúc giục Chính phủ khẩn trương hoàn thiện danh mục dự án của các nguồn vốn đầu tư chưa được phân bổ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ xem xét, quyết định.

Đặc biệt, với các dự án quan trọng quốc gia sẽ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rất rõ các yêu cầu về trách nhiệm. Chẳng hạn, với các dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn I), yêu cầu đặt ra là Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội đối với cam kết về vốn của các địa phương.

Còn với 2 dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu hồ sơ các dự án phải thể hiện rõ cơ quan trình Quốc hội là Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về nội dung trình.

Không chỉ với cơ quan hành pháp, ngay cả với các ủy ban của Quốc hội cùng những cơ quan có trách nhiệm thẩm tra các nội dung trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ cũng nhấn mạnh yêu cầu báo cáo thẩm tra phải có tinh thần đổi mới, dẫn chứng cụ thể với tính phản biện cao.

Còn nhiều, nhiều nữa những yêu cầu, những đòi hỏi từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với các cơ quan liên quan đến những quyết sách mang tính quyết định đối với quá trình phục hồi kinh tế, xã hội. Không phải để “làm khó”, để phê phán, mà quan trọng nhất là để tạo được sự đồng thuận khi Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Bởi chính sự đồng thuận mà không dễ dãi, xuôi chiều, những quyết định được đưa ra khi đã cân nhắc đầy đủ cả thuận lợi và khó khăn trên cơ sở có đầy đủ thông tin về cơ sở chính trị, pháp lý, đặc biệt là khả năng cân đối nguồn lực vốn đang còn hạn hẹp của đất nước, sẽ là điểm tựa phục hồi.

相关内容
推荐内容