发布时间:2025-01-25 18:12:48 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Thầy giáo trẻ Nguyễn Trường Vũ
Nguyễn Trường Vũ khẳng định: “Thực nghiệm là điều quan trọng trong học tập nhưng thực tế chưa được chú trọng. Điều quan trọng nhất cần thay đổi về con người,ếutốconngườiquyếtđịnhđầutiêntrongthayđổigiáodụnhận định bóng đá canada cần có nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục thực nghiệm. Giáo dục thực nghiệm là hướng đi đúng và cần nhân rộng”.
- Vượt qua hơn 300 đề tài trên toàn quốc gửi về tham dự, đề tài “Phổ biến thí nghiệm vật lý” của anh được chọn một trong ba đề tài xuất sắc nhất để trao giải và vinh danh tại chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017. Anh có thể chia sẻ cảm xúc sau khi nhận giải?
Giải thưởng hôm nay tôi có được là kết quả của một quá trình dài tìm tòi, sáng chế rất khó khăn. Trong quá trình nghiên cứu cho đến khi lắp ráp từng vật dụng để cấu thành nên dụng cụ thí nghiệm, tôi phải thao tác đi, thao tác lại không biết bao nhiêu lần mới có sản phẩm như ý. Giải thưởng là niềm động viên lớn lao để tôi tiếp tục đam mê sáng chế, cống hiến cho giáo dục.
Thầy giáo trẻ Nguyễn TrườngVũ trong một tiết hướng dẫn các học sinh Trường Quốc tế Phượng Hoàng làm thí nghiệm từ vật dụng do chính mình sáng chế
- Anh có thể tiết lộ đôi chút về đề tài của mình?
Công trình của tôi là sáng chế ra các dụng cụ, thiết bị vật lý giá rẻ nhưng hiệu quả cao. Dụng cụ, thiết bị đó có thể thay thế cho các thiết bị thí nghiệm vật lý đắt tiền nhập khẩu từ nước ngoài về. Đa số các thiết bị thí nghiệm của tôi ở Việt Nam chưa có ai làm. Sau đó tôi hướng tới việc phổ biến các thí nghiệm trên các trang mạng xã hội và thành lập trung tâm thí nghiệm vật lý dành cho học sinh ở Huế.
- Từ suy nghĩ cho đến khi bắt tay thực hiện đề tài, chắc hẳn sẽ có rất nhiều trở ngại, khó khăn?
Các thiết bị thường hoạt động không đúng hoàn toàn như lý thuyết vì thực tế còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, nên để các thiết bị thí nghiệm hoạt động như mong muốn là cả một quá trình dài nghiên cứu, tìm hiểu. Có những thiết bị tôi phải làm trong hơn một năm mới có sản phẩm ưng ý, các sản phẩm khác tôi thường hoàn thành trong vài tháng. Kinh phí cũng là một trở ngại lớn, nhà trường thường hỗ trợ tôi mua các sản phẩm thí nghiệm có bán sẵn trên thị trường. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào mua cũng có, nên tôi quyết định tự bỏ tiền túi ra để mua các vật liệu, rồi nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm.
- Sau khi đạt giải, bước tiếp theo của anh là gì?
Tôi đang hợp tác với Trung tâm thí nghiệm Edison Hà Nội để mở một trung tâm thí nghiệm tại Trường Quốc tế Phượng Hoàng. Tôi muốn khi trung tâm này chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm nay sẽ có càng nhiều học sinh được trải nghiệm thí nghiệm vật lý càng tốt. Bên cạnh đó, sẽ dành thời gian để hoàn thiện các sản phẩm đã có và tìm tòi làm thêm các thiết bị thí nghiệm mới.
Thầy giáo Nguyễn Trường Vũ (thứ 3 từ trái qua) nhận giải thưởng “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017. Ảnh: NVCC
- Liên quan đến giáo dục, anh nghĩ gì về chương trình đào tạo sư phạm của Việt Nam còn nặng về lý thuyết và thiếu thực tập và thực tiễn?
Giáo dục bây giờ rất chú trọng về điểm số, thành tích ảo mà không chú trọng thực nghiệm. Nhiều sinh viên sư phạm tốt nghiệp không đáp ứng được công việc của một giáo viên vì thời gian thực tập quá ngắn. Theo tôi, Bộ GD&ĐT cần cho sinh viên thực tập ở trường học một năm học để tích lũy kinh nghiệm trước khi đứng lớp. Bên cạnh đó, cần giảm đi các môn học không cần thiết.
- Từ đó, theo anh cần có thay đổi cụ thể nào để đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay?
Quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, yếu tố quan trong tiếp theo là cơ sở hạ tầng, thiết bị thí nghiệm. Bộ GD&ĐT cần phải có chính sách đào tạo, giúp đỡ, ưu tiên cho các thầy cô giỏi về lý thuyết và đam mê thực nghiệm. Về mặt thiết bị thì Bộ GD&ĐT cần huy động sức mạnh của các giáo viên trên toàn quốc tham gia vào công cuộc sáng chế thiết bị thí nghiệm và chọn ra những sản phẩm tốt để đưa vào sản xuất đại trà.
- Nếu nói về trăn trở trong việc dạy và học hiện nay, điều anh nghĩ đến đầu tiên là gì?
Tôi nghĩ đến việc dạy thêm và học thêm tràn lan. Học thêm là nhu cầu của học sinh, tuy nhiên có nhiều học sinh bị ép phải học ở chính giáo viên của mình để đạt điểm cao, học sinh chỉ làm những bài tập thiếu tính thực tế. Từ đó, dẫn đến các em sẽ dần đánh mất đam mê khám phá khoa học vì thiếu đi những thí nghiệm thú vị.
Việc học thêm cũng làm khiến học sinh mất đi tính tự giác, thiếu chủ động trong học tập, điều này rất nguy hiểm, vì như vậy, khi bước vào bậc đại học, các em rất dễ “lao dốc” và không theo kịp chương trình. Theo tôi, đó là một phần nguyên nhân nhiều sinh viên học giỏi ở trường phổ thông nhưng vì không có kết quả tốt ở đại học.
- Hàng năm có rất nhiều sáng kiến được tạo ra, nhưng rồi cũng chìm dần với thời gian, gây lãng phí. Ở đây, câu chuyện “chạy đua thành tích” vẫn còn hiện hữu. Vậy với tư cách là người làm nghề giáo, chắc hẳn anh có nhiều điều muốn nói?
(Trầm lặng một hồi). Tôi nghĩ các sáng kiến phải gắn liền với mục đích sử dụng thực tế mới dễ đưa vào sử dụng rộng rãi...
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Công trình có tính ứng dụng, bám sát quá trình đào tạo Thầy giáo Nguyễn Trường Vũ, sinh năm 1988, tốt nghiệp chuyên môn Vật lý tiên tiến Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế. Trước khi gắn bó với công việc giảng dạy tại Trường Quốc tế Phượng Hoàng, thầy giáo trẻ đã có thời gian ngắn du học tại Hoa Kỳ liên quan đến thí nghiệm, thực hành. Tại đêm chung kết chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017 do Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tối 9/11 vừa qua, đề tài “Phổ biến thí nghiệm vật lý” của thầy Vũ đã cùng hai sáng chế khác được trao giải công trình, sáng kiến tiêu biết xuất sắc trong số 10 công trình, sáng kiến lọt vào vòng chung kết. Công trình được hội đồng chung khảo đánh giá cao trong việc sử dụng công nghệ mới vào việc dạy học với tiềm năng ứng dụng thực tiễn trong phạm vi lớn, bám sát quá trình đào tạo ở các trường phổ thông. Năm nay, chương trình thu hút 329 công trình, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên, trí thức trẻ trong cả nước. Trong đó 171 công trình, sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả; 84 công trình, sáng kiến sáng tạo, chế tạo ra các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập; 74 công trình về lĩnh vực khoa học giáo dục. |
PHAN THÀNH (Thực hiện)
相关文章
随便看看