游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:56:23
Cảnh sát biển và Bộ đội Biên phòng phối hợp bảo vệ an ninh trên biển | |
Không loại trừ xăng dầu buôn lậu trên biển có nguồn gốc từ cướp biển | |
Cảnh báo tàu Việt Nam về nạn cướp biển ở Malaysia và Philippines |
Đông Nam Á dễ xảy ra nạn cướp biển do một số yếu tố, từ chênh lệch lớn về thu nhập giữa các quốc gia ven biển cho đến các tuyến đường hàng hải đông đúc, chật hẹp, tất cả những điều đó đều khiến các tàu thuyền đi qua khu vực trở thành mục tiêu bị tấn công. Cướp biển đe dọa nghiêm trọng đến an ninh khu vực, nền kinh tế cũng như cuộc sống của người dân địa phương. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ các nước Đông Nam Á, nạn cướp biển vẫn hoành hành trên vùng biển của họ, chủ yếu là do những hạn chế của luật chống cướp biển và thực tiễn trong quá trình thực thi.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, được hầu hết các quốc gia Đông Nam Á thông qua, đã định nghĩa về cướp biển trong Điều 101. Tuy nhiên, định nghĩa này giới hạn cướp biển chỉ là những hành vi bất hợp pháp được thực hiện vì "mục đích riêng", theo đó được cho là đã loại trừ các hành vi được thực hiện vì mục đích công cộng hoặc chính trị. Điều này đã dẫn đến lời kêu gọi đưa các cuộc tấn công như vậy vào khuôn khổ của UNCLOS.
Vấn đề thứ hai là định nghĩa về cướp biển mô tả đó như một hành động được thực hiện ở khu vực “biển cả”. Điều 101 tạo ra một tình huống trong đó các hành vi cướp biển được thực hiện trong các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hoặc lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản này. Ví dụ, một số lượng lớn các cuộc tấn công của cướp biển hiện đại ở Eo biển Malacca đã xảy ra trong lãnh hải của Indonesia và Malaysia - không phải trên biển cả. Định nghĩa của UNCLOS giới hạn khả năng truy tố tội phạm của các quốc gia Đông Nam Á trong những trường hợp này
Thứ ba là định nghĩa của UNCLOS về “hai con tàu”, theo đó cần có hai tàu cùng liên quan mới tạo thành “bất kỳ hành vi bạo lực hoặc giam giữ bất hợp pháp nào, hoặc bất kỳ hành động trục xuất nào” thuộc phạm vi các hành động cướp biển. Mọi tình huống mà trong đó chỉ có liên quan tới một tàu đều không được xem xét trong định nghĩa này. Mặc dù vậy, bằng chứng cho thấy một số vụ tấn công trong quá khứ chỉ liên quan đến một con tàu.
Do đó, trước tiên, cần phải sửa đổi định nghĩa về cướp biển trong UNCLOS. Được xây dựng và viết vào năm 1982, công ước này không còn phù hợp với nạn cướp biển thời hiện đại. Cướp biển ngày nay sử dụng công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như radar và hệ thống định vị toàn cầu, để thu thập thông tin và bắt giữ các tàu lớn hơn. Nhiều tàu cướp biển hiện được trang bị súng máy tự động và súng phóng lựu, có thể biến cướp biển thành tội phạm có tổ chức. Một số điều khoản trong UNCLOS loại trừ nhiều kiểu tấn công mới này. Việc sửa đổi luật chống cướp biển cần phải xem xét bối cảnh đang thay đổi này và cũng nên bao gồm các điều khoản mới để truy tố các hành vi được thực hiện trong lãnh hải.
Các nước Đông Nam Á nên xem xét thành lập một cơ quan quốc gia chuyên trách để đảm nhận việc chống cướp biển trong khu vực. Cơ quan này có thể giảm bớt sự chồng chéo về vai trò với các cơ quan thực thi pháp luật khác và tăng hiệu quả của các nỗ lực chống cướp biển. Cơ quan này cũng có thể giảm thiểu tham nhũng liên quan đến hoạt động cướp biển bằng cách xây dựng luật chống tham nhũng thống nhất trong toàn khu vực.
Chừng nào số lượng các cuộc tấn công của cướp biển ở các vùng biển Đông Nam Á vẫn còn cao, các chính phủ trong khu vực phải đặt ưu tiên cao hơn cho vấn đề này và hành động khẩn trương hơn nữa. Sửa đổi luật chống cướp biển và tăng cường các hoạt động thực thi sẽ là một khởi đầu tốt.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接