【ty sô mc】Bình Phước kêu gọi “sếu đầu đàn”

时间:2025-01-11 18:43:51来源:88Point 作者:Thể thao

Kính thưa các đồng chí và quý vị!

Trước hết,ướckecircugọildquosếuđầuđty sô mc UBND tỉnh Bình Phước xin bày tỏ lời cảm ơn đối với UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Tây Ninh, vì đã có sáng kiến tổ chức liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ. Bình Phước đón nhận tinh thần hội nghị với tâm thế rất vui mừng, kỳ vọng cùng với TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và các tỉnh vùng Đông Nam bộ hòa nhịp, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế vùng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 08 ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Cái tên Bình Phước gắn với sự rộn rã của “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” với tinh thần vui vẻ, lạc quan, yêu đời như tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin để cả dân tộc làm nên những kỳ tích trong thời chiến tranh. Giờ đây, tiếng chày rộn rã bên ánh lửa bập bùng, nghe lại những giai thoại đã qua, thưởng thức ly rượu nóng ấm, nhâm nhi hạt điều thơm phức trên những bếp than hồng ở núi rừng Bình Phước, sẽ giúp du khách khám phá sự tươi đẹp và ý nghĩa của cuộc sống.

Lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhận biểu trưng tổ chức hội nghị vào năm 2021

Thêm vào đó, Bình Phước còn có những tài nguyên du lịch khác như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ chỉ huy miền Tà Thiết; Quần thể văn hóa núi Bà Rá; Vườn quốc gia Bù Gia Mập; Trảng cỏ Bù Lạch, trên 30 di tích lịch sử và nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn khác.

Bình Phước là một mảnh ghép quan trọng trong chuỗi giá trị và những sản phẩm du lịch phong phú của cả vùng như chốn phồn hoa đô hội của TP. Hồ Chí Minh, bãi biển lộng gió của Bà Rịa - Vũng Tàu và không khí tâm linh của núi Bà Đen trên vùng đất Tây Ninh này.

Để những mảnh ghép riêng biệt hay những thế mạnh du lịch của các địa phương trong vùng có thể tạo thành một bức tranh lập thể rực rỡ, một cụm ngành có sức hút, mang lại giá trị cho cả vùng và từng địa phương, thì việc liên kết và hợp tác có ý nghĩa quyết định. Bởi “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Với ý nghĩa đó, xin tập trung thêm vào 2 vấn đề: Cần làm gì để liên kết du lịch hiệu quả? Bình Phước sẽ tham gia liên kết như thế nào?

Một, cần làm gì để liên kết du lịch hiệu quả?

Đây là câu hỏi lớn và khó. Chúng tôi xin tham gia một số ý kiến bước đầu về những việc cần làm. Thứ nhất, việc đi lại giữa những điểm đến đóng vai trò quyết định. Cần kết nối giao thông trong vùng, rút ngắn thời gian di chuyển của du khách. Không chỉ đối với du lịch mà kết nối chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển của cả vùng, mà từng địa phương riêng lẻ không thể giải quyết được. Phải ưu tiên tháo gỡ xong điểm nghẽn này bằng việc xây dựng các tuyến giao thông trọng yếu, nhất là các tuyến đường kết nối TP. Hồ Chí Minh với các địa phương trong vùng và các tuyến đường huyết mạch cho vành đai phát triển của vùng trải dài qua Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các địa phương trong vùng cần phối hợp với nhau để triển khai bằng được các tuyến giao thông đã có trong quy hoạch như: TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh cùng phối hợp triển khai tuyến đường TP. Hồ Chí Minh đi Mộc Bài; hay TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Phước cùng phối hợp để triển khai tuyến cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh qua Bình Dương đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Nếu chúng ta không cùng nhau giải quyết được điểm nghẽn chiến lược này thì mọi chuyện sẽ rất khó.

Thứ hai, mỗi địa phương cần có các sản phẩm du lịch đặc sắc, bổ sung cho nhau nhằm tạo ra các chuỗi giá trị trong liên kết du lịch, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách. Từng địa phương có những thế mạnh và sản phẩm riêng, có thể cùng khai thác với lợi ích cộng hưởng. Ví dụ, khi TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các tỉnh khác cùng tiêu thụ các sản vật của mỗi nơi như: muối tôm Tây Ninh, hạt điều rang củi Bình Phước… sẽ tốt cho tất cả các bên và tốt cho cả vùng. Đây là điều mà các địa phương trong vùng cần phát huy.

Thứ ba, quảng bá du lịch cả vùng Đông Nam bộ, trong đó có nội dung chung của vùng và đặc thù từng nơi, thay vì quảng bá du lịch của riêng từng tỉnh, thành. Tương tự như vậy, các công ty lữ hành du lịch sẽ thiết kế tour liên tỉnh trong vùng, thay vì chỉ đến một tỉnh, thành rồi về.

Thứ tư, thống nhất chính sách chung giữa các địa phương cùng khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư du lịch, lữ hành du lịch theo chuỗi liên tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hình thành một tổ chức liên kết chặt chẽ (ví dụ: Diễn đàn doanh nghiệp du lịch Đông Nam bộ), qua đó việc liên kết, điều phối, hỗ trợ trong du lịch của vùng được thực hiện nhanh chóng, bài bản, thực chất. Các doanh nghiệp cần được đặt ở vị trí trung tâm trong việc phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành du lịch của cả vùng. Tính không biên giới trong thị trường của các doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng cho việc liên kết và phát huy lợi thế của cả vùng chúng ta.

Thứ năm, tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch mang quy mô vùng. Theo đó, sự kiện, lễ hội lớn của một địa phương trong vùng cũng là sự kiện cần các địa phương khác quảng bá, hỗ trợ, tham gia. Bởi liên kết phát triển du lịch không chỉ là kết nối, cộng gộp các điểm đến, các đặc sản mà cần có quy hoạch, điều phối, phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, vì vậy cần có “nhạc trưởng” để liên kết thật sự thành công. Liên kết phải trở thành tư duy phát triển, thực chất, khả thi, đảm bảo sự thực hiện lâu dài của 6 tỉnh, thành phố.

Hai, Bình Phước sẽ tham gia liên kết như thế nào?

Về phía Bình Phước, chúng tôi nhận thức sâu sắc cả về những cơ hội và trách nhiệm khi tham gia liên kết du lịch vùng. Tỉnh sẽ thực hiện tốt các nội dung sau:

Tập trung hoàn thiện các sản phẩm du lịch hiện hữu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp lữ hành du lịch tại cuộc khảo sát thực địa các điểm đến trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung tạo dựng một số sản phẩm chính cho chuỗi du lịch của cả vùng.

Đẩy mạnh khai thác tuyến du lịch quốc tế từ TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - qua Bình Phước để đi Campuchia, Lào và Thái Lan trên hành trình tuyến du lịch xuyên Á qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.

 Xã hội hóa tối đa để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch. Thực hiện quan điểm: Nhà nước chỉ làm những gì tư nhân không được làm và không muốn làm; những gì tư nhân được phép làm và muốn làm thì khuyến khích. Tỉnh Bình Phước xác định xã hội hóa là nguồn lực then chốt để phát triển du lịch.

 Liên kết thực chất và hiệu quả với các địa phương trong vùng về du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh nói chung.

Kính thưa các đồng chí và quý vị!

Sau hội nghị hôm nay, khi các văn bản được ký kết, Bình Phước sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc, với tinh thần: Sẵn sàng cải thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tập trung hướng đến nhà đầu tư lớn - “Sếu đầu đàn” có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản trị tốt, có khả năng kết nối với các đối tác và am hiểu sâu sắc về du lịch đến với Bình Phước.

Sẵn sàng tâm thế hoàn thành các dự án trọng điểm về du lịch đang được triển khai theo hướng đặc sắc, khác biệt, gia tăng giá trị cho nhân dân, gắn phát triển du lịch với việc tổ chức các giải thể thao riêng có của tỉnh. Sẵn sàng tham gia vào việc quản lý bảo tồn giá trị văn hóa để phát triển du lịch bền vững.

Chúng tôi luôn hoan nghênh và đón chào các nhà đầu tư, bạn bè đến với Bình Phước, để cùng nhau làm cho tiếng chày trên sóc Bom Bo rộn rã hơn! Năm 2022, tỉnh Bình Phước sẽ đăng cai tổ chức hội nghị liên kết du lịch vùng Đông Nam bộ. Chúng tôi chờ đón những kết quả tích cực của hội nghị này tại Tây Ninh và cam kết thực thi đầy đủ, trách nhiệm những thỏa thuận được lãnh đạo 6 địa phương ký kết hôm nay.

Xin được hẹn gặp lại tại sự kiện này ở Bình Phước vào năm 2021, để chúng ta cùng “Ta bên bạn, là bạn bên mình” và “Nhìn trong đôi mắt đều thấy mỗi người, một nụ cười tin chắc tương lai”!

相关内容
推荐内容