NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU TÂM Hiện người cao tuổi (NCT) ở Bình Phước chiếm 6% số dân toàn tỉnh. Thế nhưng từ 6% tiến đến 10% và bước vào thời kỳ già hóa dân số không phải là quãng thời gian quá dài. Già hóa dân số,ủđộngthiacutechứngvớigiagravehoacuteadacircnsốxếp hạng bóng đá châu âu bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số thách thức như: nhiều NCT không có nguồn tài chính ổn định, sức khỏe kém, dịch vụ chăm sóc đối tượng này vẫn còn ít… Để thích ứng với già hóa dân số, có nhiều vấn đề, trong đó xây dựng “môi trường thân thiện” hay chăm sóc sức khỏe, y tế cho NCT đang được đặt lên hàng đầu. Già hóa dân số, y tế phải đồng bộ hơn Theo tính toán của các cơ quan chức năng, dù tuổi thọ của người Việt được nâng lên đáng kể, tuy nhiên NCT vẫn có sức khỏe kém, trung bình mắc 3-4 bệnh liên quan đến huyết áp, cơ, xương khớp, gout và tiểu đường. Với những bệnh mạn tính như vậy, NCT thường sử dụng các phương pháp đông y hoặc y học cổ truyền để điều trị lâu dài. Bác sĩ Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh cho biết: Với những căn bệnh NCT thường mắc phải, chúng ta cần đầu tư hệ thống y tế bài bản và đồng bộ hơn, đặc biệt là y tế ở cơ sở. Vì đó là nơi chăm sóc sức khỏe gần nhà với NCT. Trung bình người cao tuổi hiện nay mắc từ 3-4 bệnh mãn tính. Vì vậy, thích ứng với thời kỳ già hóa dân số, vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đòi hỏi phải được đầu tư đồng bộ và hiệu quả hơn Bà Phạm Thị Hiền năm nay 68 tuổi và ở một mình tại phường Tân Phú (TP. Đồng Xoài). Vì mắc nhiều bệnh liên quan đến thoái hóa xương, khớp nên hằng ngày bà phải đi xe ôm đến Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh điều trị. Bà Hiền tha thiết mong sao Nhà nước có chính sách để NCT được chăm sóc sức khỏe tại nhà. Bởi theo bà, chỉ một vài năm nữa chân yếu khó đi nổi. Khi đó bệnh cũng không biết phải làm sao để đi đến bệnh viện điều trị. Có khoảng 80% NCT mắc các bệnh về xương, khớp. Trong khi đó, trang thiết bị tại các tuyến dưới vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. “Già hóa dân số, mong y tế cơ sở cũng được đầu tư như tuyến tỉnh, để việc đi lại khám chữa bệnh của chúng tôi thuận tiện hơn. Vì NCT không phải ai cũng có điều kiện đi xa để điều trị” - ông Phan Quang Hợi, ngụ xã Tân Lập, huyện Đồng Phú mong muốn. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh có nhiều lợi thế trong việc chăm sóc, khám và chữa bệnh cho NCT. Hướng tới xu thế là một trong những bệnh viện thông minh của tỉnh, Ban lãnh đạo bệnh viện cũng có nhiều chính sách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị của NCT. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Duy Thạnh, Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh khẳng định: Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT đó là nội dung chúng tôi xác định phải làm được trong thời gian tới. Để làm được điều này, ngoài đầu tư máy móc hiện đại, vấn đề con người là yếu tố then chốt, chúng tôi đã có kế hoạch để đào tạo, trong thời gian sớm nhất sẽ triển khai mô hình này phục vụ NCT.
Thích ứng với già hóa dân số, các cấp, ngành đã kịp thời ban hành nhiều chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe cho NCT, trong đó có một số yêu cầu như: thành lập khoa lão tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, NCT được khám sức khỏe định kỳ, được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và khám chữa bệnh tại nhà… Nhưng trên thực tế, rất ít đơn vị triển khai thực hiện yêu cầu trên. Bởi khi xảy ra bệnh, người có điều kiện kinh tế khá giả thường được con cháu đưa về thành phố lớn để điều trị. NCT chưa có điều kiện thì lại không được tiếp cận các quyền lợi của mình đã được quy định rõ tại Thông tư số 96/2018/TT-BTC. “Tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách cho vấn đề này. Nhưng do nguồn lực khó khăn nên thực tế vẫn khó thực hiện được theo Thông tư số 96. Một số nơi triển khai nhưng chưa đồng bộ, rộng khắp, trong khi để thích ứng già hóa dân số, việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại nhà rất quan trọng” - ông Nguyễn Công Sởi, Chủ tịch Hội NCT tỉnh chia sẻ. Để người cao tuổi sống vui, khỏe và có ích Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nghiên cứu cho thấy, NCT thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội sẽ giảm được 40% bệnh tật, sa sút trí tuệ. Chính vì vậy, ngoài thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 25-10-2017 về công tác dân số trong thời kỳ mới, hay bám sát các quy định của Luật NCT, UBND tỉnh Bình Phước cũng ban hành Chương trình chăm sóc sức khỏe cho NCT đến năm 2030… Nhân viên Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng (Trung tâm Y tế thị xã Bình Long) hướng dẫn người cao tuổi tập vật lý trị liệu
Tuy nhiên, để NCT sống vui, sống khỏe và có ích, ngoài sự chủ động của họ, các cấp, ngành và cộng đồng xã hội cũng cần thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi đối với NCT; các thành viên gia đình và xã hội cần tạo không khí thoải mái để họ được tham gia các hoạt động xã hội. Cùng với đó, cũng nên có cách can thiệp phù hợp với NCT như cần tăng cường và phát huy kinh nghiệm của độ tuổi 60 đến 69; vừa phát huy vừa chăm sóc ở độ tuổi 70 đến 79… Những vấn đề nêu trên là giải pháp để tỉnh thích ứng với thời kỳ già hóa dân số, tạo ra một môi trường sống thân thiện, phù hợp với NCT. Ngoài ra, thích ứng với già hóa dân số, ngay từ bây giờ những thế hệ trẻ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt, lao động hăng say, tạo cho mình một nguồn quỹ ổn định khi về già. Và với NCT thì cấp ủy, chính quyền cũng tạo điều kiện, khuyến khích và động viên để họ phát huy các lợi thế, tiếp tục cống hiến mà không cảm thấy mình là gánh nặng của gia đình, xã hội. |