Đây là đánh giá của Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội về việc thực hiện KHĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020,ếhoạchđầutưcôngtrunghạnkhóđạtdoáplựccânđốinguồnvốnlớkết quả bóng đá các câu lạc bộ châu âu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cơ bản xử lý phần lớn nợ đọng xây dựng cơ bản
Theo Báo cáo thẩm tra đánh giá giữa kỳ thực hiện KHĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020 của UBTCNS do Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải trình bày tại phiên họp ngày 15/10, qua 3 năm thực hiện KHĐTCTN mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đã đạt được kết quả bước đầu khá tích cực.
Việc cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư công trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 được xác định rõ ràng, tạo chủ động cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong cân đối nguồn lực và huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
Cơ cấu chi ngân sách cho đầu tư phát triển có bước chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển từ ngân sách các năm 2016 - 2018 tăng lên mức 26 - 27%, vượt mục tiêu đặt ra là 25 - 26%.
Cơ cấu đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực được điều chỉnh phù hợp hơn. Hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội bước đầu tăng lên, hệ số ICOR giảm từ 6,36 của giai đoạn 2011 - 2014 xuống còn 6,11 trong giai đoạn 2015 - 2017.
Xét trên tổng thể, việc phân vốn đầu tư công về cơ bản đã tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện theo từng thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, góp phần khắc phục dần tình trạng không cân đối được nguồn vốn, bị động, đầu tư cắt khúc như trước đây.
Việc bố trí vốn đầu tư được tập trung hơn trước, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án vào sử dụng phát huy hiệu quả, số lượng dự án khởi công mới giảm mạnh, đã cơ bản xử lý phần lớn nợ đọng xây dựng cơ bản trong giai đoạn 2016 - 2020 và dành số vốn đáng kể để thanh toán vốn ứng trước.
Giải ngân vốn trái phiếu chỉnh phủ đạt rất thấp
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBTCNS cũng nêu lên một số hạn chế nổi bật. Đó là việc xác định danh mục các dự án đầu tư công theo thứ tự ưu tiên trong KHĐTCTH còn nhiều vướng mắc. Mặc dù nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra tiêu chí cho việc rà soát lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên, nhưng các tiêu chí này chưa được hướng dẫn cụ thể, nhất là lựa chọn các dự án đầu tư khởi công, dẫn đến còn tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang.
Việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm, chưa bảo đảm tính ổn định, giao vốn nhiều lần, kéo dài thời gian giao vốn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện để giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Tỷ lệ giải ngân trong năm 2016, 2017 thấp, nhất là nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) đạt tỷ lệ giải ngân rất thấp.
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2016, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 84,6% và năm 2017 chỉ đạt tỷ lệ 81,8% kế hoạch được Quốc hội thông qua, riêng nguồn vốn TPCP chỉ đạt 47,3% năm 2016 và 41,2% năm 2017.
Về thực hiện phân bổ kế hoạch vốn, UBTCNS cho rằng, mặc dù Chính phủ đã cơ bản thực hiện đúng nhiều nguyên tắc đề ra tại Nghị quyết 26, tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch, danh mục đối với nguồn vốn ODA chưa bảo đảm tính chính xác, nhiều dự án chưa được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng.
Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch đối với nguồn vốn ODA chưa bao quát được hết các hiệp định đã ký kết, chưa tính toán cân đối hợp lý giữa nhu cầu vay và khả năng trả nợ. Việc này dẫn đến tình trạng nhiều dự án bị thiếu vốn do phát sinh các niệp định ký kết sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về KHĐTCTH trong khi có nhiều dự án không thể giải ngân, làm tăng áp lực trong việc cân đối giữa các nguồn vốn, dẫn đến vượt mức trần 300.000 tỷ vốn ODA trong KHĐTCTH.
Bên cạnh việc đã thu hút được các nguồn lực khác tham gia vào đầu tư xã hội, cơ chế thu hút đầu tư PPP chưa đồng bộ, rõ ràng, một số dự án PPP trong lĩnh vực giao thông phải chuyển sang đầu tư bằng nguồn NSNN (một số tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An, một số dự án BT của VIDIFI, VEC), làm tăng áp lực đối với việc cân đối ngân sách.
Điều chỉnh cơ cấu vốn ODA và vốn vay trong nước
Trong hai năm còn lại của KHĐTCTH, do tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm chậm, áp lực cân đối nguồn vốn là rất lớn, khó có khả năng hoàn thành kế hoạch đặt ra và sẽ phải chuyển một phần vốn KHĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020 sang giai đoạn sau.
Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTW), trong 2 năm 2019, 2020 bình quân mỗi năm cần phải được bố trí NSTW khoảng 237.000 tỷ đồng. Với con số này, UBTCNS cho rằng "khả năng cân đối đủ nguồn vốn NSTW là hết sức khó khăn".
UBTCNS đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ khả năng cân đối vốn thực tế, tình hình giải ngân, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ODA và vốn vay trong nước, điều chỉnh vốn cho các dự án có khả năng giải ngân để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công.
Đối với nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương (NSĐP), thực tế trong những năm qua, nhiều địa phương có số thu ngân sách khá tốt, dẫn tới giao dự toán chi đầu tư hằng năm nguồn NSĐP đạt cao hơn dự kiến, một số địa phương đã gần đạt hoặc vượt hạn mức trung hạn đã giao trong kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn cân đối NSĐP.
Về vấn đề này, UBTCNS tán thành với đề xuất của Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục triển khai giao kế hoạch hằng năm nguồn vốn trong cân đối NSĐP, trên cơ sở khả năng thu thực tế và không tăng mức bội chi của NSĐP hằng năm, triển khai tổng kết vào cuối kỳ Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020./.
H.Y