您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【xep hạng ý】Kho bạc Nhà nước: Đảm bảo tiến độ trình Quốc hội Báo cáo tài chính nhà nước

Nhà cái uy tín12292人已围观

简介KBNN tỉnh lập báo cáo từ KBNN huyện và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh quản lý. Ảnh: T.TSẽ có bảng cân ...

KBNN tỉnh lập báo cáo từ KBNN huyện và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh quản lý.

KBNN tỉnh lập báo cáo từ KBNN huyện và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh quản lý. Ảnh: T.T

Sẽ có bảng cân đối tài sản của quốc gia

Thời gian qua,ạcNhànướcĐảmbảotiếnđộtrìnhQuốchộiBáocáotàichínhnhànướxep hạng ý Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tích cực thực hiện và phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính tổ chức lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) theo đúng kế hoạch.

Triển khai Quyết định số 1134/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án Tổng Kế toán nhà nước, KBNN chủ trì, phối hợp với các đơn vị trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền đầy đủ văn bản hướng dẫn để tổ chức vận hành việc tổng hợp và lập BCTCNN. KBNN cũng đã tích cực phối hợp với các địa phương trong công tác tổng hợp Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính cấp huyện, BCTCNN cấp tỉnh theo đúng kế hoạch. Báo cáo toàn quốc sẽ được trình Chính phủ vào tháng 3/2020 và Quốc hội vào tháng 5/2020.

Theo KBNN, các đơn vị thuộc đối tượng phải cung cấp thông tin tài chính năm 2018 cho KBNN trên phạm vi toàn quốc là khoảng trên 53.000 đơn vị, trong đó các đơn vị cấp tỉnh đã hoàn thành việc gửi báo cáo cho KBNN.

Theo Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Quang Vinh, 2019 là năm đầu tiên KBNN thực hiện BCTCNN. Việc thực hiện BCTCNN rất công phu, bởi tổng hợp từ hơn 53.000 đơn vị trên toàn quốc. BCTCNN của Việt Nam được thực hiện chuẩn theo thông lệ quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Hoài - Cục trưởng Cục Kế toán nhà nước (KBNN) cho biết, việc lập BCTCNN rất phức tạp, trên thế giới có 25% các nước đã lập BCTCNN và chỉ có 5% các nước lập theo cơ sở dồn tích đầy đủ.

“Với BCTCNN, lần đầu tiên Việt Nam có bảng cân đối kế toán của toàn quốc. Lâu nay chúng ta chỉ có bảng cân đối của các tổng công ty, từng đơn vị hành chính sự nghiệp mà chưa bao giờ có bảng cân đối tài sản của một quốc gia. Đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính, trực tiếp là KBNN thực hiện lập BCTCNN của toàn quốc và địa phương. Với các nước, lập báo cáo sẽ hẹp hơn bởi họ không phải là ngân sách lồng ghép, chỉ là ngân sách của trung ương. Cho nên khi chúng ta báo cáo, lập báo cáo tổng hợp số liệu của hơn 53.000 đơn vị, đây chính là khó khăn lớn nhất của KBNN khi thực hiện BCTCNN” - bà Nguyễn Thị Hoài cho hay.

Để giải quyết khó khăn này, KBNN đã tổng hợp phương thức khác hơn các nước, đó là trung ương không lập báo cáo cho tất cả các đơn vị mà chia ra để thực hiện. Ví dụ, KBNN huyện sẽ lập báo cáo tài chính của huyện, tổng hợp từ các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện. Tỉnh sẽ lập báo cáo từ KBNN huyện gửi lên và các đơn vị dự toán thuộc tỉnh quản lý. Trung ương tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành trung ương và của 63 tỉnh, thành phố.

Về chế độ kế toán, khi thực hiện lập BCTCNN toàn quốc, theo bà Nguyễn Thị Hoài, chúng ta đã thay đổi chế độ kế toán, bám sát theo thông lệ quốc tế. Để đơn vị hiểu rõ hơn cũng là khâu khó khăn đối với KBNN. Bởi vì, KBNN phải hướng dẫn không chỉ trong hệ thống kho bạc mà phải hướng dẫn cho cả đối với các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hoài cho biết, khi tổng hợp BCTCNN toàn quốc, nếu tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách sử dụng 1 chế độ kế toán thì rất dễ, nhưng đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang sử dụng nhiều chế độ kế toán khác nhau, chưa kịp thời sửa đổi để đáp ứng việc lập BCTCNN toàn quốc. Ví dụ, đối với đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC nhưng đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì vẫn chưa bám sát theo thông tư này và buộc phải có chế độ hướng dẫn riêng. Tuy nhiên, KBNN đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để hướng dẫn việc lập BCTCNN theo đúng quy định.

Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ Đề án Tổng kế toán nhà nước

Ghi nhận của phóng viên tại một số địa phương cho thấy, mặc dù là vấn đề mới, trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng, vướng mắc, nhưng KBNN địa phương đã hoàn thành việc tổng hợp BCTCNN đúng kế hoạch.

Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, ông Trần Văn Còn – Phó Giám đốc KBNN tỉnh Sóc Trăng cho biết, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kho bạc tỉnh trong năm 2019. KBNN tỉnh đã bám sát các chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN và lên kế hoạch thực hiện. KBNN Sóc Trăng đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và chỉ đạo KBNN các huyện, thị xã tổ chức lập BCTCNN đúng tiến độ. Theo đó, 100% các đơn vị (720 đơn vị) đã gửi BCTCNN về KBNN Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, KBNN tỉnh đã trình UBND tỉnh BCTCNN theo đúng kế hoạch.

Mặc dù vậy, ông Trần Văn Còn cho biết, năm đầu thực hiện, với một nội dung nghiệp vụ mới và khó, nhất là đối với khu vực nhà nước và cơ quan quản lý, đơn vị dự toán trong việc lập và tổng hợp, phân tích số liệu tài chính nhà nước, nên không tránh khỏi vướng mắc. Một số nội dung, số liệu được tổng hợp từ các cơ quan, đơn vị có thể còn chưa được đầy đủ, nhất là các số liệu về tài sản cố định (tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, tài sản vô hình...), cần phải tiếp tục cập nhật, điều chỉnh.

Bên cạnh đó, phạm vi của BCTCNN rất rộng, còn nhiều chế độ kế toán nhà nước khác nhau đối với các loại hình đơn vị sử dụng NSNN. Đặc biệt, việc hiểu để có thể phân tích thực sự đầy đủ, chính xác về ý nghĩa của các số liệu tài chính trên các BCTCNN giúp cho công tác quản lý của các cấp chính quyền cũng là một khó khăn đối với hệ thống KBNN nói chung và KBNN Sóc Trăng nói riêng. Đối với công chức làm công tác kế toán ngân sách tại KBNN tỉnh và KBNN cấp huyện, chưa được tiếp cận chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và chế độ kế toán khác, nên việc hiểu và phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu trên BCTCNN của đơn vị dự toán và báo cáo cung cấp thông tin từ đơn vị còn hạn chế.

Để việc lập BCTCNN các năm sau được thuận lợi, thông tin số liệu được cập nhật đầy đủ, chính xác, KBNN Sóc Trăng kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể hơn cho đơn vị dự toán về phương pháp lấy số liệu vào mẫu biểu báo cáo tài chính, báo cáo cung cấp thông tin tài chính. Từ đó, để các đơn vị dự toán cung cấp số liệu báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình tài chính, tài sản hiện có tại đơn vị.

Đối với KBNN, cần tiếp tục hỗ trợ KBNN địa phương hoàn thiện phần mềm chương trình nhận báo cáo đầu vào từ các đơn vị cung cấp thông tin, sao cho tích hợp được nhiều cấu hình, hạn chế phải sử dụng phần mềm tiện ích của kho bạc, mất nhiều thời gian và gây khó khăn cho đơn vị.

Được biết, năm 2020, KBNN tiếp tục tổ chức tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo an toàn, cung cấp thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác; thực hiện tốt công tác tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN và lập BCTCNN năm 2018. Đồng thời, KBNN thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ Đề án Tổng kế toán nhà nước về giải pháp kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ để triển khai lập BCTCNN, đảm bảo tiến độ tháng 3/2020 trình Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và để tháng 5/2020 báo cáo Quốc hội.

Khi tổng hợp BCTCNN toàn quốc, nếu tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách sử dụng 1 chế độ kế toán thì rất dễ, nhưng đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang sử dụng nhiều chế độ kế toán khác nhau, chưa kịp thời sửa đổi để đáp ứng việc lập BCTCNN toàn quốc.

Minh Anh

Tags:

相关文章