Rõ ràng hiện nay Mỹ không còn sẵn sàng hoặc không còn khả năng đóng vai diễn cũ. Giới phân tích khẳng định dù Washington sẽ không rút hết quân ra khỏi khu vực,ảngtrốngnguyhiểkqbd. hom nay việc trực tiếp can thiệp quân sự - nhất là bằng bộ binh - sẽ không thể tiếp tục do thất bại ở Iraq. Cường quốc này cũng đang phải sử dụng ngoại giao nhằm giải quyết, hoặc ít nhất là kiềm chế, chương trình hạt nhân Iran - vốn được cho là mối đe dọa chiến lược cơ bản.
Trong khi đó, các lực lượng nhà nước và phi nhà nước đã cố gắng để lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại. Phần lớn các lực lượng phi nhà nước này đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các cường quốc khu vực, trong đó đặc biệt là Iran và Saudi Arabia. Cuộc đấu giành quyền thống trị giữa các nước này hiện đang diễn ra trên các chiến trường tại Liban, Iraq, Syria và giờ là Yemen. Sự nổi dậy của lực lượng phiến quân Houthi ở Yemen là nấc thang mới trong cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn. Không chỉ diễn ra ở phía Nam Bán đảo Arab, ngay sát biên giới của Saudi Arabia, chiến dịch can thiệp trực tiếp của liên minh Arab tại Yemen đã thổi bùng sự đối đầu chiến lược giữa Riyadh và Tehran.
Như thường lệ, yếu tố tôn giáo và dân tộc đóng vai trò lớn trong cuộc đối đầu này. Sự chia rẽ giữa hai dòng Hồi giáo Shi’ite và Sunni được phản ánh rõ trong các đặc điểm địa-chính trị khu vực. Lợi ích địa-chính trị, chủ nghĩa bè phái tôn giáo và sắc tộc đang tạo thành một thứ kết hợp nguy hiểm ở Trung Đông mới. Lịch sử cho thấy, sự can thiệp quân sự từ bên ngoài không thể giải quyết cũng như kiềm chế các cuộc xung đột này. Do vậy, các cường quốc khu vực sẽ phải tự dàn xếp với nhau, nhưng đây là điều “nói dễ hơn làm”. Do vậy, Trung Đông mới sẽ phải trải qua một giai đoạn bạo lực kéo dài không thể đoán trước, thậm chí có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu. Hậu quả dễ thấy nhất là các thảm họa nhân đạo giống như những gì đang xảy ra tại Syria. Thậm chí ngay cả khi tránh được nguy cơ xung đột lây lan ra ngoài khu vực, bất ổn ở Trung Đông có khả năng gây hậu quả lớn cho kinh tế toàn cầu do đây là “vựa dầu” của thế giới.
Dưới góc độ an ninh quốc tế, cuộc đối đầu kéo dài nhằm giành vị thế thống trị khu vực sẽ làm gia tăng mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu do cả hai bên đều đang sử dụng các nhóm cực đoan. Nguy hiểm hơn nữa là các nước chủ chốt trong cuộc xung đột này đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tại khu vực bất ổn thường trực này sẽ là ác mộng của thế giới. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên khi cộng đồng quốc tế - đứng đầu là Mỹ - đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong bối cảnh các cường quốc khu vực đang can dự vào cuộc đối đầu quân sự trực tiếp tại Yemen. Thỏa thuận khung vừa đạt được nhằm đặt chương trình hạt nhân Iran dưới sự giám sát quốc tế, qua đó ngăn chặn nguy cơ đối với sự ổn định của khu vực và toàn cầu.
Một điều chắc chắn là Trung Đông mới không cần đến chạy đua vũ khí hạt nhân, hận thù tôn giáo cũng như chính sách đối ngoại dựa vào can thiệp quân sự. Thay vào đó, khu vực này cần ngồi lại với nhau và thương lượng, phát triển hệ thống các an ninh tập thể phục vụ cho lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan. Nếu thiếu ngoại giao và sự sẵn sàng làm việc hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau, Trung Đông mới vẫn sẽ là "thùng thuốc súng" của thế giới.
顶: 163踩: 215
【kqbd. hom nay】Khoảng trống nguy hiểm
人参与 | 时间:2025-01-10 00:19:04
相关文章
- Sóc Bom Bo
- Hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu về cam kết Hiệp định CPTPP
- 'Show của Đen' trở lại sau 4 năm
- Đúng là chỉ có trên phim, ngoài đời làm gì có mẹ chồng, chị em dâu như thế!
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Chủ đầu tư tiết lộ giá ghế Đồng Kỵ bị chê: Giá bình dân, tổng 6,3 tỷ đồng
- Giá lúa gạo trong nước lặng sóng, gạo xuất khẩu giảm 5 USD/tấn
- Nông nghiệp bước vào sân chơi FTAs: Sản phẩm xuất khẩu đừng để các nước trả về
- Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- Quy tắc xuất xứ trong EVFTA: Những điều lưu ý
评论专区