Để cảnh báo người điều khiển xe biết trước “ổ gà” trên đường với một khoảng cách an toàn,ếtbịcảnhboổgcủathầtỷ số bóng dá giúp kịp thời xử lý tình huống, tránh được các tai nạn đáng tiếc xảy ra... Hai học sinh Trường THCS Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, đã thực hiện dự án “Thiết bị cảnh báo “ổ gà” theo thời gian thực”. Em Mẫn (bìa trái) và em Tính (bìa phải) bên dự án của mình. Xuất phát từ ý thức tham gia giao thông an toàn Em Nguyễn Thiện Tính, học sinh lớp 8A4, chia sẻ: “Chúng em thực hiện dự án này là vì thấy trong mùa mưa, các tuyến đường hay bị hư hỏng nhiều, nước bị ứ đọng, các “ổ gà, ổ voi” cũng theo đó xuất hiện. Bản thân em đã chứng kiến nhiều cô, chú khi chạy trên đường rất đúng luật nhưng vẫn gặp tai nạn, thậm chí bị thương khá nặng do sụp các “ổ gà”. Từ đây, em cùng bạn chia sẻ ý tưởng với nhau và tìm một thiết bị tự động giúp cảnh báo trước cho người điều khiển xe, để mọi người tham gia giao thông an toàn”. Để thực hiện dự án, nhóm học sinh và giáo viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Trọng Hữu, giáo viên dạy địa lý của trường, đã dành ra thời gian hơn 9 tháng để hình thành thiết bị, lắp ráp và thực nghiệm thực tế thiết bị ngay trên các tuyến đường để đánh giá mức độ hiệu quả. Em Nguyễn Châu Nguyệt Mẫn, học sinh lớp 8A4, bộc bạch: “Điểm quan trọng là chúng em phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân hình thành các “ổ gà” trên tuyến đường để vẽ mô hình, hình thành thiết bị, làm sao đảm bảo thuận lợi, gọn, nhẹ và hiệu quả cao khi lắp đặt trên xe”. Dự án được thầy và trò thực hiện vào tháng 5-2020. Các em đã chọn 2 tuyến đường có nhiều ổ gà từ thị xã Long Mỹ đến xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ) và tuyến Quốc lộ 61B từ thị xã Long Mỹ đến phường Vĩnh Tường để thực nghiệm. Em Mẫn chia sẻ, có 2 dạng “ổ gà” xuất hiện trên tuyến đường là dạng “ổ gà” nông (là những vết lõm nhỏ trên mặt đường, chiều sâu khoảng 50mm) và “ổ gà” sâu (là những vết lõm có đường kính nhỏ hơn 1m). Khảo sát trên thị trường, cũng đã có một vài thiết bị cảm biến cảnh báo nhưng giá thành rất cao và chủ yếu được lắp đặt trên các xe ô tô, xe gắn máy thì chưa có. Thầy Nguyễn Trọng Hữu cho biết: “Thầy trò xác định thiết bị này phải được thực hiện tự động, thông tin đến người sử dụng phải nhanh, chính xác, giá thành rẻ. Tôi cũng nhắc kỹ các em, sản phẩm phải do chính các em học sinh tìm hiểu và làm, thầy chỉ là hướng dẫn”. Thành quả của sự đam mê Sau quá trình nghiên cứu, “Thiết bị cảnh báo ổ gà theo thời gian thực” đã được thầy trò lắp ráp trực tiếp trên tay ga xe gắn máy. Ưu điểm của thiết bị là phát ra cảnh báo ở khoảng cách khoảng 100m trước vị trí “ổ gà”. Khi có “ổ gà”, màn hình thiết bị sẽ hiển thị lời nhắc nhở và phát ra còi báo để người điều khiển xe nhận biết. Em Tính thổ lộ: “Đến tháng 10-2020, chúng em thực nghiệm trên 2 tuyến đường đã chọn. Các thông số kỹ thuật, các cảm biến, còi báo của thiết bị chính xác, thời gian, tốc độ nhanh mà giá thành chỉ khoảng 500.000 đồng”. Ông Hà Minh Nhựt, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Nghĩa, cho biết: “Độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thiết bị này đã được Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang xác nhận kết quả thực nghiệm. Chúng tôi càng thấy mừng hơn khi dự án sáng tạo của các em đã nhận được nhiều giải thưởng cao. Học trò vùng sâu mà sáng tạo được vầy là niềm tự hào của nhà trường”. Không chỉ đạt giải nhất trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021, dự án này còn xuất sắc đạt Giải triển vọng trong cuộc thi này cấp quốc gia. Chia sẻ ý tưởng sẽ cải tiến hơn nữa để tăng hiệu quả của thiết bị, em Mẫn và Tính đều chia sẻ: “Sắp tới chúng em sẽ phát triển thiết bị để lưu lại dữ liệu thu thập vị trí ổ gà, định vị và vẽ vị trí trên Google Maps để thiết vị có thể vận dụng được trên mọi loại xe, ở mọi địa hình. Chúng em muốn biến ý tưởng của mình thành những sản phẩm có ích cho cộng đồng”. Bài, ảnh: CAO OANH |