【dự định bóng đá】Náo nhiệt cuộc săn quỹ đất

时间:2025-01-11 23:56:03 来源:88Point

Dồn lực mua bán dự ántiềm năng

Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sảncho thấy,áonhiệtcuộcsănquỹđấdự định bóng đá chỉ tính riêng trong quý I/2020, hàng loạt doanh nghiệp đã chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các thương vụ thâu tóm quỹ đất, dự án. Chẳng hạn như trường hợp của Tập đoàn Novaland, chỉ tính riêng quý I/2020, theo ghi nhận doanh nghiệp này đã chi ra tới hơn 2.752,5 tỷ đồng chủ yếu đặt cọc để mua cổ phần, nhận chuyển nhượng vốn góp của một số dự án doanh nghiệp này đầu tư.

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đã mua lại toàn bộ 79,98% vốn tại Công ty Đầu tư Bất động sản Thủ Thiêm Riverpark - chủ đầu tư dự án Thủ Thiêm River Park từ đối tác Shining Armor Limited Company, đơn vị thành viên của  Hongkong Land. Mục đích để chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần City Garden. Danh tính bên mua lại doanh nghiệpdự án cũng đã được hé lộ từ đầu tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, các giao dịch chỉ thực sự diễn ra kể từ đầu năm 2020.

Trong khi đó, An Gia cũng đã chi hơn 2.000 tỷ đồng thâu tóm 3 dự án trong giai đoạn đầu năm 2020 vừa qua. Cụ thể, An Gia đã mua lại dự án The Sóng tại Bà Rịa - Vũng Tàu với giá 725 tỷ đồng, dự án Westgate ở huyện Bình Chánh, TP.HCM với giá 720 tỷ đồng và dự án The Standard tại Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, với giá 600 tỷ đồng.

Trong quý I/2020, hàng loạt doanh nghiệp đã chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện các thương vụ thâu tóm quỹ đất, dự án. Ảnh: Lê Toàn.

Cũng trong đầu năm nay, Tập đoàn Hưng Thịnh đã chi một khoản tiền lớn để thực hiện nhiều thương vụ M&Aquỹ đất, trong đó có khu đất quy mô diện tích hơn 1.000 ha tại Lâm Đồng, hay Danh Khôi vừa chi hàng ngàn tỷ đồng để mua lại một dự án có vị trí kim cương bên dòng sông Hàn thơ mộng tại TP. Đà Nẵng của một đối tác Nhật Bản. Trước đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã chi hàng ngàn tỷ đồng mua lại nhiều dự án tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), trong đó đáng chú ý có dự án tại Nhơn Hội có quy mô diện tích lên đến hơn 1.000 ha

Trong khi đó tại Hà Nội, Cen Invest, công ty con của Cengroup cũng nhận chuyển nhượng dự án Khu nhà ở, dịch vụ thương mại và văn phòng Plaschem (Plaschem Park hay Bình Minh Garden) tại số 93 phố Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.481 tỷ đồng

Dự chi hàng nghìn tỷ đồng cho quỹ đất

Novaland, CII, An Gia, Danh Khôi, Hưng Thịnh, Cengroup… chỉ là một trong số ít những thương vụ hiện hữu được biết đến trong thời gian gần đây. Trên thực tế, hoạt động mở rộng quỹ đất của các doanh nghiệp bất động sản vẫn âm thầm diễn ra, tuy nhiên xét về quy mô, mức độ có phần giảm so với những năm về trước, sự cạnh tranh quỹ đất cũng diễn ra gay gắt hơn. Với cơn khát quỹ đất trung tâm, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm quỹ đất ra vùng ven hoặc các tỉnh, thành lân cận nhằm mở rộng địa bàn phát triển dự án.

Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Sohovietnam - đơn vị chuyên tư vấn M&A bất động sản, một danh sách dài các nhà đầu tư cần mua dự án thông qua Công ty Sohovietnam cũng cho thấy xu hướng của các “cá mập” tỷ đô đang tranh thủ cơ hội săn hàng. Sự khó khăn của thị trường bất động sản đã khiến không ít doanh nghiệp địa ốc đang trên bờ vực phá sản vì không còn đủ sức cầm cự. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có những doanh nghiệp nhờ có nguồn lực lại xem thời điểm này là cơ hội vàng để vượt lên. Theo đó, hầu hết các doanh nghiệp cho biết, việc thâu tóm quỹ đất là để chuẩn bị trước để phát triển các dự án trong vòng 2 đến 5 năm tới.

Đồng quan điểm, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao của Savills Việt Nam cho biết, đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Mặc dù vậy, đối với một bộ phận các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chínhtốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sảnkhông chỉ trong và ngoài nước, thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ. Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã, đang sẵn sàng mua và nhận sự chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực bất động sản.

Theo ghi nhận của Savills Việt Nam, sự quyết tâm cao độ của những nhóm đầu tư này, và tính từ cuối năm 2019 đến nay, đã có một số dự án đang trong quá trình thương thảo với tổng giá trị ước tính hơn nửa tỉ đô la. Trong đó, phân khúc thu hút các nhà đầu tư nhất trong năm nay được đơn vị này dự đoán là văn phòng và đất dự án triển khai phức hợp căn hộ và thương mại dịch vụ. Riêng dòng sản phẩm khách sạn, trừ trường hợp ở vị trí đắc địa sẽ vẫn được quan tâm, tuy nhiên giá trị sẽ bị giảm nếu chào bán trong thời điểm này.

Đối với dự án đất xây dựng, bối cảnh hiện nay làm chậm quá trình xin giấy phép từ giai đoạn xin phê duyệt tổng mặt bằng và quy hoạch kiến trúc cho đến cấp giấy phép xây dựng. Nếu không kịp thời đẩy nhanh quy trình và tiến độ trong việc triển khai các bước trên sẽ kéo dài thời gian đọng vốn của chủ đầu tư khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng cạn kiệt về tài chính, lại không thể bán chuyển nhượng giao dịch khi giấy phép chưa hoàn tất.

Vì vậy, thay vì tự phát triển quỹ đất thì M&A các dự án giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian thủ tục pháp lý cũng như giải tỏa mặt bằng. Phát triển dự án mới có khi mất cả năm trời và nhiều khi mất luôn cơ hội thị trường. M&A cũng giúp doanh nghiệp dễ lựa chọn các dự án tại các vị trí đẹp, quỹ đất lớn, có hạ tầng dân sinh phát triển.

Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Phan Tấn Đạt, Tổng giám đốc CTCP DRH Holdings cho rằng, năm 2020, thị trường bất động sản sẽ gặp những khó khăn ngắn hạn nhưng về dài hạn vẫn mang lại nhiều cơ hội phát triển nhờ quá trình phát triển hạ tầng và đô thị hóa. Do đó, nắm bắt cơ hội để tăng quỹ đất, gia tăng lợi thế khi thị trường trở lại là điều cần thiết, đồng thời có thể rút ngắn hơn thời gian triển khai dự án và vượt lên.

推荐内容