【anh vs bắc macedonia】Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân cho chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại Buôn Ma Thuột
Lần đầu tiên có chính sách đặc thù cho đơn vị hành chính cấp huyện
TheĐềxuấtmiễnthuếthunhậpcánhânchochuyêngianhàkhoahọclàmviệctạiBuônMaThuộanh vs bắc macedoniao tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là cần thiết, vì thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, kết nối các trung tâm phát triển vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Căm-pu-chia.
Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I mang những đặc trưng cơ bản của một đô thị trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa và có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước.
Toàn cảnh phiên họp |
Khác với các địa phương đã được Quốc hội ban hành nghị quyết riêng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù trước đây là áp dụng cho địa bàn cấp tỉnh, tại Kết luận số 67-KL/TW, Bộ Chính trị giao Chính phủ lập Đề án một số cơ chế, chính sách đặc thù báo cáo Quốc hội đối với thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk và phải bảo đảm thống nhất, tương quan, tương đồng với các thành phố khác trong cả nước. |
Để cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Đắk Lắk theo hướng áp dụng các chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng với các địa phương vừa qua như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Khánh Hòa nhưng phạm vi áp dụng các chính sách này sẽ chỉ thực hiện trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Cụ thể, về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, tỉnh Đắk Lắk được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Phần dư nợ tăng thêm so với quy định của Luật Ngân sách nhà nước được dành toàn bộ để đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Tỉnh Đắk Lắk được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) định mức chi thường xuyên tính theo định mức dân số đối với dân số thuộc thành phố Buôn Ma Thuột theo các nguyên tắc, tiêu chí tính dự toán chi thường xuyên năm 2022 cho dự toán chi thường xuyên năm 2023 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này. Số chi tăng thêm nêu trên được bố trí chi cho các nhiệm vụ chi được phân cấp của thành phố Buôn Ma Thuột.
Dự án đầu tư thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, sản xuất, chế biến và cung ứng dịch vụ, xuất khẩu nông sản; du lịch; y tế, giáo dục và đào tạo (trừ các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo các chính sách xã hội hóa); sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; đầu tư kinh doanh trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa tại thành phố Buôn Ma Thuột được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian thực hiện Nghị quyết này được miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 5 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ công việc phát sinh tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Chính sách còn ít, chưa đột phá
Thẩm tra sơ bộ nội dung này, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách tán thành về mặt chủ trương ban hành Nghị quyết.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị xem xét thêm vì về quy mô, các chính sách có phạm vi hẹp; chưa mang tính đột phá, chưa sáng tạo, còn dập khuôn, đi theo lối mòn; chưa có tính lan tỏa vùng miền. Về tính chất, các chính sách chưa thể hiện được yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế-xã hội; chưa tạo công cụ pháp lý tương thích với đặc thù để khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung.
Về các chính sách ưu đãi thuế, một số ý kiến cho rằng, tác động của ưu đãi này là chưa thực sự rõ ràng và có thể sẽ dẫn đến việc cạnh tranh thu hút nguồn lực đầu tư với các địa bàn trong khu vực Tây Nguyên; tạo kẽ hở cho việc chuyển giá nội địa của doanh nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp |
Qua thảo luận, các thành viên UBTVQH đều nhất trí trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc thù cho Buôn Ma Thuột để quyết định ngay ở kỳ họp thứ tư, song một số ý kiến băn khoăn cơ chế đặc thù như trên là quá hẹp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, cần nghiên cứu để có thể giảm thuế ở mức nhiều hơn nữa.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây là lần đầu tiên cơ chế đặc thù cho một đơn vị hành chính cấp thành phố trực thuộc tỉnh được xem xét ban hành, song đây là thành phố lớn nhất của Tây Nguyên. Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng chính sách như đề xuất của Chính phủ còn ít quá. Từ đặc thù của Buôn Ma Thuột là thủ phủ cà phê, Chủ tịch Quốc hội gợi ý cần nghiên cứu để có thể có đề án với mức ưu đãi cao nhất phát triển chuỗi giá trị của cà phê: từ tái canh, chế biến, thương hiệu, lễ hội...
Cuối phiên họp, UBTVQH đã biểu quyết, nhất trí bổ sung dự thảo nghị quyết vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2022, trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ tư vào tháng 10 tới.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đồng tình với nhận xét của Chủ tịch Quốc hội là chính sách còn ít, song Bộ trưởng cho biết một số các ưu đãi khác thì đã nằm ở các chương trình, đề án của Chính phủ cho Buôn Ma Thuột. Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát, đề xuất chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, trong đó có chính sách cho chuỗi giá trị cà phê Buôn Ma Thuột như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng cho biết. |