Số ca mắc sởi tăng nhanh nhưng người dân vẫn thờ ơ với tiêm vắc xin | |
Hà Nội: Dịch sởi tăng cao | |
Hà Nội: Vẫn tiêm vắc xin trong dịp nghỉ Tết | |
Đáng ngại với dịch sởi | |
Cẩn trọng dịch sởi bùng phát cận Tết |
Bệnh nhân sởi đang được khám và điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 21/2 . Ảnh: DN. |
Không chỉ có trẻ em mắc sởi
Theạidịchsởibùngphátmạbong neto báo cáo của ngành Y tế, hiện dịch sởi đang bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam dịch sởi đã lan rộng ra 44 tỉnh, thành, trong đó riêng TP HCM có hơn 20.000 ca mắc. Còn tại Hà Nội, số ca mắc theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội là hơn 150 trường hợp.
Riêng tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, theo bác sỹ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV, nếu trong cả năm 2018 chỉ ghi nhận 86 trường hợp mắc sởi, thì trong những ngày đầu năm 2019 đã có hơn 200 ca mắc sởi đến khám và điều trị, chủ yếu ở các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam Hoà Bình...
Cũng theo bác sỹ Kính, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 3-5 trường hợp bệnh nhân nhi nhập viện trong đó nhiều ca mắc biến chứng viêm phổi. Phần lớn các ca mắc sởi của bệnh nhân đều do chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đủ. Điều này cho thấy dịch sởi đang bùng phát rất nhanh, nhiều khả năng đây sẽ là chu kỳ của đại dịch sởi bùng phát 4 năm/ lần có thể xảy ra.
Còn tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa thông tin, thời tiết Đông Xuân rất thuận lợi cho vi rút sởi phát triển. Trung bình tại khoa Truyền nhiễm, mỗi tháng có 10 trường hợp nhập viện, số trường hợp mắc sởi chỉ những ngày đầu năm 2019 đã gần bằng một nửa số người mắc năm 2014 (năm dịch sởi bùng phát lớn nhất trong lịch sử- PV), cảnh báo sẽ có thể dịch sởi xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm.
Ngoài ra, theo bác sỹ Cường, ngoài trẻ em, năm nay tại cơ sở cũng ghi nhận có đến 50% ca bệnh là người lớn. Đặc biệt, có nhiều trường hợp thai phụ mắc bệnh sởi. Trong khi đó, bệnh sởi là căn bệnh khá nguy hiểm với các đối tượng này, có thể khiến họ sinh non hoặc thai lưu.
Tại Bệnh viện Bạch Mai đã có 5 thai phụ mắc sởi, trong đó 1 trường hợp phải chấm dứt thai kỳ. “Nguy cơ lớn nhất của thai phụ mắc bệnh sởi là sinh non, thai chết lưu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, thai phụ mắc sởi còn bị viêm phổi phải điều trị dài ngày, phức tạp”, bác sỹ Cường cho biết.
Hệ luỵ của việc tẩy chay vắc xin?
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, nhiều người lớn mắc sởi là do họ chưa từng tiêm sởi, chưa đáp ứng miễn dịch hoặc nhiều người chưa được tiêm phòng đầy đủ. Do đó, những đối tượng người lớn này khi nằm trong vùng có sởi sẽ dễ mắc sởi.
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao năm 2018- 2019, cho khoảng 4,2 triệu trẻ tại 418 huyện của 57 tỉnh, thành phố nguy cơ cao.
Để có thể phòng chống được sởi cho các đối tượng trẻ em, người lớn, khuyến cáo chung của ngành Y tế là mọi đối tượng cần tiêm chủng đầy đủ, ít nhất hai mũi trở lên. “Chúng tôi khuyến cáo người lớn, đặc biệt là phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, trước khi mang thai nên tiêm vắc xin nhất định như sởi - rubella để trong thời gian mang thai có sinh miễn dịch, kháng thể miễn dịch được truyền cho con. Vì vậy, trẻ trong vòng chín tháng đầu sẽ tránh được sởi”, ông Đặng Quang Tấn cho biết.
Tuy nhiên lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng và một số BV cũng lo ngại về tình trạng tẩy chay vắc xin của một số người dân hiện nay. Ông Nguyễn Văn Kính lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ tiếp tục tấn công người dân, đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của họ.
Còn theo bác sỹ Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong mấy chục năm làm bác sỹ, ông đã chứng kiến các ca tử vong hàng loạt do bạch hầu, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết... Song từ khi có vũ khí mới do con người sáng tạo ra là vắc xin, các dịch bệnh nguy hiểm gây tử vong nhanh, nhiều đã được khống chế. “Tuy nhiên nếu tình trạng tẩy chay vắc xin kéo dài sẽ có hàng loạt ca tử vong đau xót do các bệnh này xảy ra”, bác sỹ Huy lo ngại.
Để phòng bệnh sởi, theo các bác sỹ, tiêm vắc xin sởi là cách phòng bệnh hiệu quả nhất; trẻ em và phụ nữ chuẩn bị mang thai cần được tiêm chủng đầy đủ nhất. Với trẻ em, tiêm mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Với những bệnh nhân đã mắc bệnh cần cách ly để bệnh không lây lan ra cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. |