Toàn cảnh các đại biểu tham dự hội thảo tại điểm cầu trung tâm Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện,ềnthocircngtỉnhQuảngNinhkếtnốivagravelantỏwerder bremen – freiburg sâu sắc công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn sau 3 năm thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh. Tham vấn các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thời gian tới, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng bộ Quảng Ninh trong tình hình mới. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu khai mạc hội thảo Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: Tỉnh Quảng Ninh xác định, việc sắp xếp, đổi mới tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh là yêu cầu cấp thiết. Sau 3 năm hoạt động, mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã giải quyết có hiệu quả các vấn đề sau sáp nhập, hợp nhất về tổ chức bộ máy - con người - hoạt động chuyên môn, kinh tế truyền thông…; tạo ra thay đổi mạnh mẽ về phương thức vận hành, quản lý, quản trị áp dụng tối đa công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung, thực hiện các mô hình kinh doanh báo chí mới để đa dạng hóa nguồn thu. Qua đó khẳng định tính đúng đắn và phù hợp của mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh - mô hình thí điểm đầu tiên của cả nước. Mô hình Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã: Khắc phục được tình trạng chồng chéo trong tổ chức và giảm chi phí sản xuất các chương trình, các tác phẩm báo chí như trước đây. Bước đầu đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm báo chí, nhất là các sản phẩm truyền thông hiện đại; nâng cao số lượng tin, bài tự sản xuất hơn 30% so với trước khi hợp nhất; hình thức, cách thể hiện các sản phẩm báo chí chuyên nghiệp, hấp dẫn, thu hút công chúng; nhiều tin, bài có giá trị thông tin tốt, thể hiện rõ vai trò định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội, giúp củng cố, tăng cường niềm tin trong nhân dân. Hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh đóng góp tích cực vào quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhiệm kỳ mới, đặc biệt là trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 trong 2 năm 2020, 2021. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên của trung tâm có cơ hội trao đổi sâu sắc hơn về nghiệp vụ, trau dồi kỹ năng, tiếp cận với môi trường tác nghiệp báo chí rộng lớn hơn, chuyên nghiệp hơn, trong môi trường báo chí đa phương tiện, số hóa truyền thông. Qua kết quả điều tra dư luận xã hội của tỉnh, người dân đánh giá mức độ “rất hài lòng” và “hài lòng” về chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Truyền thông tỉnh đạt 92,9%. Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh: Việc sắp xếp lại giúp hoạt động hiệu quả hơn; tạo cảm hứng cho đội ngũ lao động sáng tạo, tạo năng lượng tích cực mới. Tăng cường được sức mạnh truyền thông thông qua các sản phẩm truyền thông. Tuy nhiên về hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của một trung tâm truyền thông đa phương tiện hiện đại. Cần tiếp tục nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ của trung tâm. Cần hoàn thiện thể chế, chính sách với mô hình hoạt động này. Cũng tại hội thảo, các đại biểu đặt vấn đề với mô hình hợp nhất này: cơ quan quản lý nên là Tỉnh ủy hay UBND tỉnh sẽ tốt hơn; việc xây dựng tòa soạn hội tụ; tên gọi của cơ quan hợp nhất… Cả nước hiện nay mới chỉ có 2 đơn vị thực hiện hợp nhất cơ quan truyền thông, báo chí địa phương, đó là Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh và Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước. |
Tỉnh ủy viên, Giám đốc - Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Nguyễn Thị Minh Nhâm tham luận từ điểm cầu Bình Phước Phát biểu tại điểm cầu Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, Tỉnh ủy viên, Giám đốc - Tổng biên tập Nguyễn Thị Minh Nhâm cho biết: Tỉnh ủy Bình Phước đã có ý tưởng hợp nhất Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước và Báo Bình Phước từ năm 2018; đầu năm 2019, tỉnh Bình Phước đi thăm, học tập kinh nghiệm mô hình hợp nhất và thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, đến tháng 7-2019 Bình Phước có Đề án hợp nhất hai cơ quan báo chí báo và đài, đến ngày 28-10-2019, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg, ngày 10-9-2019 của Thủ tướng Chính phủ. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước khác với Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh về tên gọi, cơ quan chủ quản (Bình Phước là UBND tỉnh, Quảng Ninh là Tỉnh ủy), về số lượng cơ quan hợp nhất (Bình Phước chỉ hai cơ quan, Quảng Ninh nhiều hơn gồm cả báo văn nghệ và cổng thông tin điện tử). Bình Phước giảm nhiều đầu mối hơn (Bình Phước giảm 11 đầu mối, Quảng Ninh giảm 8 đầu mối). Bình Phước có mô hình tổ chức bên trong ít hơn và khác với Quảng Ninh. Tất cả 4 phòng nội dung của Bình Phước (Thời sự, Chuyên mục - Chuyên đề, Bạn đọc - Tư liệu và Công tác xã hội, Thư ký biên tập) đều có trách nhiệm sản xuất 4 loại hình báo chí. Các phóng viên, biên tập viên đều phải thực hiện 4 loại hình báo chí, đồng thời vẫn có những phóng viên chuyên sâu 1-2 loại hình báo chí, ưu tiên viết cho những tuyến bài chính luận, phản biện. Hội tụ được đặt tại tòa soạn, không đặt ở phóng viên. Sản phẩm phóng viên thời sự gửi về có các biên tập viên cho từng loại hình báo chí xử lý cho từng loại hình. Bình Phước đã xác định: Chú trọng báo nói, đổi mới báo hình, cải tiến báo in, bứt phá báo điện tử để hoạch định hướng đi cho mình và cả 4 loại hình báo chí đều được xem trọng như nhau. BPTV đã nhận được sự tư vấn, hỗ trợ, góp ý rất nhiều từ Quảng Ninh. Ban giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã vào thăm, làm việc với Ban giám đốc BPTV và ký cam kết hợp tác toàn diện vào tháng 11-2020. Hai bên đã phối hợp rất tốt trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thành tựu phát triển của địa phương mình; trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan. |