发布时间:2025-01-27 09:33:01 来源:88Point 作者:La liga
5 xung lực cho thị trường bất động sản năm 2021 | |
Xu hướng nào sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản năm 2021?ịtrườngbấtđộngsảnsẽphụchồimạnhmẽkhiđiểmnghẽnpháplýđượctháogỡkq trận ac milan | |
Kinh doanh bất động sản, tiềm ẩn rủi ro về an toàn tín dụng |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM. |
Thưa ông, lệnh pha cung cầu, thiếu nguồn cung nhà giá rẻ trên thị trường BĐS là bất ổn được nhắc nhiều trong thời gian dài. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, thiếu nguồn cung dẫn đến giá nhà ở không giảm như mong muốn của nhiều người dân. Theo ông, bất cập này cần được giải quyết như thế nào?
Còn nhiều băn khoăn để kéo giảm giá nhà và ngày càng có nhiều dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của đông đảo người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Để làm được điều này, theo tôi cần thay đổi cách thu tiền sử dụng đất như hiện nay chuyển thành sắc thuế đánh trên “hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp thành đất ở”, với thuế suất xác định minh bạch (có thể bằng khoảng 15-20% giá đất trong Bảng giá đất), điều này vừa loại trừ được cơ chế “xin - cho”, nhũng nhiễu, vừa làm giảm mức nộp tiền sử dụng đất so với cách làm hiện nay, sẽ góp phần kéo giảm giá thành nhà ở, từ đó tạo điều kiện kéo giảm giá bán nhà ở.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh, trong 5 năm qua, đã có hàng trăm dự án nhà ở bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng, do dự án có quỹ đất hỗn hợp, hoặc có sử dụng đất công thuộc diện rà soát, kiểm tra, thanh tra, thậm chí, có dự án không vướng mà vẫn bị kéo dài thời gian thủ tục hành chính. Điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ điểm nghẽn thể chế pháp luật, dẫn đến hệ quả chưa xây dựng được quy trình thủ tục hành chính chuẩn mực, hợp lý, làm phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu, tùy tiện của một số “con người hành chính” trong thực thi công vụ.
Do đó, cần xây dựng “quy trình chuẩn”, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các DN BĐS kỳ vọng kết quả thực hiện Đề án Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, một cửa liên thông cấp độ 4 (công chức giải quyết hồ sơ yêu cầu và thủ tục hành chính, nhưng không tiếp xúc trực tiếp với người dân, DN) sẽ vừa rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính, vừa khắc phục được tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, vừa góp phần thiết thực kéo giảm giá nhà ở. Đặc biệt, giảm được chi phí “không tên” sẽ góp phần làm giảm giá thành nhà ở. Đồng thời, cần kịp thời phân bổ nguồn vốn, tạo điều kiện để tăng nguồn cung nhà ở xã hội.
Đề nghị Chính phủ sớm ban hành “Nghị quyết về các giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp” với các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, tiếp cận đất đai, rút gọn thủ tục đầu tư xây dựng… để khuyến khích các DN đầu tư các dự án này nhằm cung ứng loại căn hộ nhà ở thương mại giá thấp (1-2 phòng ngủ) với mức giá khoảng 20 triệu đồng/m2 đối với các tỉnh và mức giá khoảng 23-25 triệu đồng/m2 đối với các đô thị loại 1, đô thị loại đặc biệt, tạo cơ sở, động lực tốt cho thị trường bất động sản năm 2021 tiếp tục phát triển.
Ông có kiến nghị gì để tiếp tục tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho thị trường BĐS phát triển?
Mặc dù hiện nay phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhưng thị trường BĐS có khả năng tự phục hồi trở lại mạnh mẽ ngay sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, với điều kiện được tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế pháp luật và công tác thực thi pháp luật.
Hiện Luật Đầu tư và Luật Xây dựng (sửa đổi) đã có hiệu lực, kỳ vọng sẽ tháo gỡ được một số điểm nghẽn của thị trường BĐS. Trong năm 2021, Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét “Đề án sửa đổi Luật Đất đai 2013”, đồng thời, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Du lịch; Bộ luật Dân sự; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và liên thông của hệ thống pháp luật, qua đó tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc còn lại, để thị trường BĐS thực sự phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm xem xét ban hành một số văn bản quan trọng có liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư, dự án nhà ở và thị trường bất động sản, như Dự thảo “Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020”, để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ với Nghị định 148/2020/NĐ-CP; Dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội”, nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; Dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP về sắp xếp, xử lý tài sản công” để xử lý có tình có lý, tạo điều kiện tái khởi động lại hàng trăm dự án đầu tư, dự án nhà ở có sử dụng quỹ đất có nguồn gốc thuộc Nhà nước quản lý, theo nguyên tắc đảm bảo không làm thất thoát tài sản công và nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trân trọng cảm ơn ông!
相关文章
随便看看