【bảng cá cược bóng đá hôm nay】Không dễ theo đuổi đam mê

时间:2025-01-25 11:45:44来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Họa sĩ trẻ sáng tác. Ảnh: Ng. Quân

Chật vật

Mỗi năm,ôngdễtheođuổiđammêbảng cá cược bóng đá hôm nay có khoảng 5-10 sinh viên ra trường nên lực lượng bổ sung vào đội ngũ họa sĩ trẻ của Huế không nhiều. Tuy nhiên, không đông không có nghĩa là yếu. Theo đánh giá của giới chuyên môn, những tên tuổi trẻ, như: Trần Ngọc Bảy, Trần Hữu Nhật, Lê Phan Quốc, Đặng Thị Thu An... đã chứng minh được năng lực của mình qua một số tác phẩm chất lượng, được các hội đồng nghệ thuật đánh giá cao.

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế nhận xét: “Trong tổng sắp giải thưởng hàng năm, lực lượng trẻ bao giờ cũng chiếm trên 50%, có những người đạt thành tích nhiều lần. Lực lượng này khẳng định được sức trẻ của mình, năng động hơn, ngôn ngữ sáng tạo thể nghiệm nhiều hơn. Họ được đào tạo bài bản, có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin, các sân chơi, cọ xát với những đồng nghiệp ở nước ngoài nên cơ hội cũng lớn hơn”.

Một thực tế, trong số họa sĩ trẻ mới ra trường, nhiều người không trụ nổi phải “dạt” đi nơi khác, làm nghề khác để kiếm sống. Nhiều người chọn công việc chép tranh, vẽ tranh tường. Dẫu mang tính chất công việc của “công nhân” nhiều hơn “nghệ sĩ”, kiếm sống hơn là nghệ thuật nhưng dù sao họ vẫn còn may mắn được tiếp xúc với màu, cọ vẽ. Những người không may mắn khác phải làm những việc chẳng liên quan với những gì đã được đào tạo.

PGS. TS. Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế ngậm ngùi: “Không phải ai ra trường cũng phát triển được khả năng, nhiều người phải bỏ nghề. Những họa sĩ có tài trụ được với nghề rất ít và cũng rất bấp bênh, chưa thể sống bằng tác phẩm. Nhiều người trẻ khi còn học ở trường sáng tác tốt nhưng ra trường, họ không đứng vững được trước làn sóng của cơ chế thị trường”. 

Nhưng ngay cả những họa sĩ trẻ khẳng định được mình bằng tác phẩm cũng khó sống được bằng nghề. Yêu nghề, nhiều người chấp nhận hy sinh, dành thời gian, công sức, tiền bạc cho mỹ thuật nhưng hầu như không thu lại được lợi nhuận, hoặc có nhưng rất ít. Họ sống rất vất vả, phải làm một công việc khác vừa lo kế sinh nhai vừa nuôi niềm đam mê nghệ thuật.

Họa sĩ Phan Lê Chung, giảng viên Khoa Hội họa, Trường đại học Nghệ thuật Huế, Phó Chủ nhiệm CLB Họa sĩ trẻ chia sẻ: “Để theo đuổi nghệ thuật quá khó. Người sống được bằng nghề ở Huế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Huế chưa có thị trường tranh, ngay cả tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng còn khó bán huống chi là họa sĩ trẻ, họa sĩ mới định danh”.

Cần bệ phóng

Trầm lắng

Cách đây vài năm, khi mới ra đời, CLB Họa sĩ trẻ Huế quy tụ một lực lượng khá đông. Mỗi năm, CLB tổ chức khoảng 4 hoạt động tương đối quy mô, trong đó, tiêu biểu là Triển lãm “Năng lượng Cố đô” với sự hỗ trợ kinh phí của Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội. Nhưng những hoạt động của CLB họa sĩ trẻ chỉ mạnh trong 1-2 năm đầu, thời gian sau cứ lắng dần rồi như chìm hẳn.

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức cho biết, trong nguồn kinh phí hạn hẹp hàng năm, Hội Mỹ thuật dù rất muốn hỗ trợ, tạo thêm nhiều sân chơi nhưng “lực bất tòng tâm”, chỉ có thể trích ra một phần để lo cho lực lượng trẻ. Thiếu không gian triển lãm cũng là một trở lực đối với họa sĩ trẻ. Không gian New Space Arts Foundation ở 15 Lê Lợi không còn, họa sĩ trẻ không có không gian phô diễn, trong khi họ thường thể nghiệm những hình thức mới đòi hỏi không gian rộng, được chuẩn bị, tổ chức kỹ lưỡng.

Dịp 26/3 năm nay, Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ I do Hội Mỹ thuật tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức là sự kiện đánh dấu sự ra đời một sân chơi dành riêng cho lực lượng sáng tác trẻ của tỉnh nhà, được tổ chức định kỳ hàng năm. Đây là cơ hội để các họa sĩ trẻ giới thiệu tất cả những thể nghiệm sáng tạo. Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ. Ngoài các hoạt động triển lãm, họa sĩ trẻ rất cần những hoạt động mang tính học thuật, các hội thảo để trao đổi, mổ xẻ những vấn đề về nghệ thuật đương đại.

Theo PGS. TS. Phan Thanh Bình, để tạo bệ phóng cho các họa sĩ trẻ, cần vận động các tổ chức văn hóa xã hội hỗ trợ cụ thể, nhất là về kinh phí cho lực lượng này. Hội có thể là người đại diện, tiếp xúc, vận động các đơn vị, cá nhân hỗ trợ cho họa sĩ trẻ. Hội Mỹ thuật nói riêng và Liên hiệp các Hội VHNT nói chung quan tâm hơn đến những tài năng, tập trung hỗ trợ cho những người thực sự có tài thay vì đầu tư dàn trải.

Cũng cần có cách nhìn cởi mở, tạo điều kiện cho các họa sĩ trẻ thể nghiệm những hình thức sáng tạo mới phù hợp với đời sống và xu thế. Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức cho rằng: “Quản lý văn hóa hiện nay không phải quá khắt khe nhưng có một số hình thức thể nghiệm mới của họa sĩ chưa chắc được chấp nhận. Với nghệ thuật mới, đôi khi là những hình thức chưa có trong tiền lệ nên bị vướng về mặt quản lý. Đây cũng là một rào cản. Các nhà quản lý phải tiếp cận, linh động để tạo điều kiện tốt nhất cho các họa sĩ trẻ thể nghiệm tác phẩm, miễn sao không sai lệch những quy định về an ninh, tư tưởng...”.

Tin tưởng vào năng lực của lực lượng họa sĩ trẻ, những thế hệ họa sĩ đàn anh đều có cái nhìn lạc quan vào thế hệ kế cận. Chỉ là, nếu có “cú hích” nào đó, nếu được tạo môi trường tốt, họ sẽ vững vàng thực sự và ngày càng tiến xa.

TRANG HIỀN

相关内容
推荐内容
热点内容