【truwcj tieeps bong da】Luật PPP sẽ giải quyết điểm nghẽn các dự án giao thông

 人参与 | 时间:2025-01-24 22:11:24
luat ppp se giai quyet diem nghen cac du an giao thongNhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào Luật PPP
luat ppp se giai quyet diem nghen cac du an giao thongDự án PPP chưa hấp dẫn nhà đầu tư vì thiếu cơ chế
luat ppp se giai quyet diem nghen cac du an giao thongCó tình trạng thiếu tôn trọng hợp đồng PPP từ các cơ quan Nhà nước
luat ppp se giai quyet diem nghen cac du an giao thongDoanh nghiệp “chần chừ” gì khi thực hiện các dự án PPP?ậtPPPsẽgiảiquyếtđiểmnghẽncácdựángiaothôtruwcj tieeps bong da
luat ppp se giai quyet diem nghen cac du an giao thong
Dự thảo Luật PPP được Quốc hội xem xét theo hướng quy định quy mô tối thiểu của các dự án PPP từ 200 tỷ đồng. Ảnh: ST.

Nhiều điểm mới

Đề cập đến những điểm quan trọng trong dự thảo Luật PPP đang được trình Quốc hội xem xét, ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Trong dự thảo luật, khâu thẩm định được siết chặt nhằm hạn chế thực trạng thẩm định sơ sài, mang tính thủ tục, không đúng bản chất như trước đây. Về loại hợp đồng, phân ra làm 3 nhóm: Thu phí trực tiếp từ người sử dụng; nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư; dùng các tài sản công đổi công trình. Luật PPP quy định nếu dự án thu phí trực tiếp từ người dân thì không áp dụng nâng cấp, cải tạo với đường giao thông. Về quy mô, dự án PPP có hợp đồng dài hạn, phức tạp nên chi phí chuẩn bị đầu tư khá cao. Các dự án PPP quy mô nhỏ sẽ không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực tài chính hay nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm tới các dự án có quy mô đủ lớn. Do vậy, dự thảo Luật cần quy định quy mô tối thiểu cho dự án PPP nhằm thu hút nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng, hạn chế đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực. Các dự án có quy mô nhỏ có thể lựa chọn các phương thức khác với thủ tục đơn giản hơn.

“Chính vì vậy, dự thảo Luật PPP được Quốc hội xem xét theo hướng quy định quy mô tối thiểu của các dự án PPP từ 200 tỷ đồng, Chính phủ sẽ quy định chi tiết quy mô chi tiết cho từng lĩnh vực”, ông Nguyễn Đăng Trương nhấn mạnh.

Một trong những nội dung được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong dự thảo Luật PPP là cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Tại dự thảo Luật PPP, Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.

Nhà đầu tư mong gì?

Đề cập đến những mong muốn của nhà đầu tư trong Luật PPP, GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, nhà đầu tư mong muốn có cơ chế đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Luật PPP cần làm rõ cơ chế bảo lãnh, nhà nước phải cam kết hỗ trợ công trình trong việc giải phóng mặt bằng để có thể tiến hành dự án theo đúng kế hoạch. Thiếu cơ chế bảo lãnh, chia sẻ rủi ro là nguyên nhân chính hạn chế sự hấp dẫn của nhà đầu tư nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo GS.TSKH. Nguyễn Mại, không nên khởi công dự án khi chưa đảm bảo nguồn lực mà cần phải quy định chặt chẽ cho vấn đề này. Tiêu chuẩn hàng đầu khi lựa chọn nhà đầu tư là đã từng làm dự án PPP hiệu quả, kiên quyết không chọn những nhà thầu từng vi phạm nguyên tắc.

Nêu thực tế về những khó khăn trong đầu tư, ông Nguyễn Văn Khang, Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO cho biết, khi chưa có Luật, thì rõ ràng phải thực hiện theo văn bản pháp luật cao nhất đang có hiệu lực là nghị định. Vậy vừa qua, một loạt dự án giảm phí, miễn phí, chưa cho thu, không cho thu, ảnh hưởng đến hợp đồng nhà đầu tư đã ký với Chính phủ, đẩy nhiều doanh nghiệp vào bờ vực phá sản, thì ai chịu trách nhiệm? Doanh nghiệp coi Bộ Giao thông vận tải là đại diện của Chính phủ. Hợp đồng giữa hai bên đã ký, chúng tôi muốn các điều khoản phải được tôn trọng, nếu hợp đồng bị điều chỉnh thì nhà nước phải có cách thức giải quyết đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư. Điều này cần được quy định rất rõ trong Luật PPP sắp tới.

Đứng ở góc độ nhà đầu tư ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, vẫn còn một vài điểm bất cập trong dự luật PPP. Thứ nhất, quyền tiếp nhận dự án của ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nếu quy định theo dự luật là rất hà khắc cho các nhà đầu tư. Dự luật nên quy định rõ, ở mức nghiêm trọng tới đâu thì tổ chức tín dụng tiếp nhận lại dự án và phải quy định rõ trách nhiệm các bên tiếp nhận lại dự án.

Hai là, nên làm rõ về điều khoản chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo PPP, bởi điều này mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Chứng khoán. Thực tế, Tập đoàn Đèo Cả khi phải xử lý những nhà đầu tư yếu kém đồng hành cùng khi họ không có năng lực là rất khó, và việc này cũng mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp (cho phép nhà đầu tư hay cổ đông chuyển nhượng vốn góp vào bất kỳ thời điểm nào).

Ba là, vốn hỗ trợ công trình hệ thống cơ sở hạ tầng. Cơ quan soạn soạn thảo cần tách vấn đề này ra thành một dự án khác, không nên để chung vào Luật PPP. Ông Trần Văn Thế đề xuất, doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu ngay trong giai đoạn xây dựng để huy động nguồn vốn.

TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng:

Hiện đang có một bộ phận cơ quan công quyền coi hợp tác với doanh nghiệp làm BOT là "ban ơn" cho họ. Trong dự thảo Luật PPP có bàn về cơ chế chia sẻ rủi ro, trong đó Chính phủ bù không quá 50% phần hụt thu và hưởng không ít hơn 50% phần vượt. Như vậy có nghĩa là lỗ thì chịu ít mà lời thì ăn nhiều. Lợi ích của nhà nước trong các dự án PPP là lợi ích xã hội, lợi ích lâu dài chứ không phải lợi ích tính bằng tiền.

Một khó khăn hiện nay là giá phí. Các doanh nghiệp luôn muốn vòng đời dự án ngắn để nhanh thu hồi vốn. Tuy nhiên sẽ đẩy giá phí cao lên, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp vận tải. Do vậy, tôi đưa ra phương án vẫn kéo dài thời gian dự án, nhà đầu tư thu phí trong một thời gian, ví dụ là 10 năm, còn nhà nước phụ trách phần còn lại. Áp dụng mô hình này sẽ là giải pháp cho không ít các dự án BOT hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Theo tôi, nếu không thống nhất được mục đích của luật thì những quy định cũng không giải quyết được vấn đề. Đối với việc hợp tác công tư thì phải có bên thứ 3 là dân cư xã hội, do đó dự luật phải giải quyết được mối quan hệ giữa 3 chủ thể là nhà nước - nhà đầu tư - cộng đồng, từ đó, đảm bảo nguyên tắc kinh tế thị trường. Phải đặt vấn đề nếu thiếu sót trong quá trình đầu tư và vận hành thì cách thức can thiệp và quản lý như thế nào?

Xét về mặt kinh tế phải áp dụng quyền lợi ngang bằng nhau, nếu xảy ra rủi ro phải dựa trên nguyên tắc nào? Dịch vụ công phải đảm bảo tính liên tục, không được phép dừng khi phát hiện vô lý, nếu chứng minh được nhà nước hay nhà đầu tư sai thì bên đó phải đền bù vì đây là mối quan hệ kinh tế. Mục đích cuối cùng là làm sao để thu hút được đầu tư, do đó cần phải có quy định rõ về cách thức tính khoản bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh lợi nhuận. Bên cạnh đó, dự luật cũng không nên hạn chế về quy mô nguồn vốn, nếu đưa ra quy định cứng thì hình thức đầu tư PPP sẽ không thể thực hiện được.

X.T (ghi)

顶: 926踩: 588