游客发表

【bongdawab】Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo

发帖时间:2025-01-10 10:40:46

Cần “điểm mặt chỉ tên”,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịnângcấpCơsởdữliệuquốcgiavềkhiếunạitốcábongdawab rõ trách nhiệm trong chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo Đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến Quốc hội tăng so với năm 2022

Lộ trình thực hiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của Quốc hội

Đại biểu Quốc hội Thái Thị An Chung (Nghệ An) cho rằng, tiến độ thực hiện nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến nay là chậm, chưa xác định được lộ trình cụ thể để đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo vào vận hành đáp ứng yêu cầu của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo
Nhiều ý kiến phát biểu tại Quốc hội khá thẳng thắn, chỉ ra những tồn tại kéo dài chưa được giải quyết.

Đại biểu đề nghị Chính phủ, Thanh tra Chính phủ cần chỉ rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế này, ngoài việc chưa được đầu tư thoả đáng thì nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan khác là gì để sớm có giải pháp khắc phục và cam kết tiến độ hoàn thành, tránh lãng phí thời gian, công sức của người dân và cán bộ, công chức.

Đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị cần sớm nghiên cứu, bổ sung quy định về phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử; tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đại biểu dân cử và cán bộ, công chức tham mưu, giúp việc về nội dung này trong thời gian tới.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đơn thư sử dụng chung giữa các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội để thuận tiện trong việc quản lý, lưu trữ, tra cứu, xử lý đơn thư và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời đơn thư, từ đó có thể lựa chọn các vụ việc để tập trung giám sát, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri.

Để nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu tại các địa phương đề nghị cần có quy định thống nhất về phần mềm như đơn, thư khiếu nại, tố cáo riêng với hệ thống quản lý văn bản và điều hành để dễ tra cứu, theo dõi các vụ việc.

Đây cũng là vấn đề được một số đại biểu đề cập. Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) cho rằng, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo vẫn còn hạn chế. “Thực trạng cho thấy việc tiếp công dân, xử lý đơn thư của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương còn một phần mang tính chất hành chính, chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn. Đối với một số đơn thư hợp lệ bao gồm các bước nhận đơn, đọc đơn, chuyển đơn nhằm trả lời đơn là chủ yếu” - đại biểu Phạm Thị Kiều cho hay.

Phân tích rõ hơn, đại biểu cho rằng, nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ nhiều khía cạnh. Theo đó, khi công dân nộp đơn thường cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan như hồ sơ về đất đai. Đối với đơn có nội dung khác thường cung cấp không đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc. Do đó, Đoàn đại biểu Quốc hội không nắm bắt được hết nội dung, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo lần đầu hay đã giải quyết nhiều lần. Vì vậy, không tránh khỏi có trường hợp chuyển đơn đến cơ quan không còn thẩm quyền giải quyết...

“Việc chuyển đơn và xử lý đơn thư còn nhiều bất cập”

Có đại biểu đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khắc phục các tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung chỉ đạo và có giải pháp, lộ trình cụ thể để xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thẳng thắn khi cho rằng, nhiều vụ việc được chỉ ra trong báo cáo hàng năm đến nay chưa khắc phục triệt để.

Ngoài ra, Chính phủ cần có giải pháp trọng tâm, then chốt, mang tính đột phá, cần thực hiện ngay các giải pháp cơ bản, lâu dài, chú trọng giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để hoạt động trái pháp luật.

Làm rõ thêm một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thời gian qua công tác này đã được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải nội dung tuyên truyền.

“Tuy nhiên, hiệu quả công tác này còn hạn chế”- Tổng Thanh tra Chính phủ thẳng thắn thừa nhận. Do đó, ông cho biết, thời gian tới sẽ tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng.

Về tiếp công dân và xử lý đơn thư, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, số đơn thư năm 2023 tăng mạnh, tỷ lệ đơn đủ điều kiện xử lý càng lên cao lại càng giảm, việc chuyển đơn và xử lý đơn còn nhiều bất cập.

Tiếp thu ý kiến tại báo cáo thẩm tra và ý kiến đại biểu Quốc hội, thời gian tới, Thanh tra Chính phủ cùng các bộ ngành địa phương tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời nghiên cứu đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo, phân định rõ các loại đơn theo thẩm quyền giải quyết hạn chế trùng lặp.

Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành địa phương khẩn trương kiểm tra rà soát giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài.

Thanh tra Chính phủ đã tích cực phối hợp với Bộ Công an, các bộ ngành chức năng, địa phương tiến hành rà soát, phân loại, giải quyết cụ thể hơn 1 nghìn vụ việc. Các địa phương rà soát, phân loại, giải quyết 856/1003 vụ việc, đạt 85,3%.

“Thời gian tới, Thanh tra Chính phủ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương phát huy trách nhiệm các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp chặt chẽ với bộ ngành trung ương tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng, kéo dài còn lại”- Tổng Thanh tra Chính phủ cam kết trước Quốc hội./.

Cần ban hành nghị quyết để xử lý dứt điểm các tồn tại kéo dài, chậm giải quyết

Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, để giải quyết các hạn chế, khó khăn thì tại báo cáo mới dừng ở kiến nghị và đề xuất.

Trong báo cáo thẩm tra về nội dung này đánh giá một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân là những vấn đề tồn tại từ nhiều năm đã được nêu trong báo cáo của Chính phủ ở các năm trước, được Ủy ban Pháp luật chỉ ra trong các báo cáo thẩm tra hàng năm song đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để.

"Về vấn đề này, Ủy ban Pháp luật cũng đã đưa ra minh chứng rất cụ thể. Tôi mong muốn Quốc hội ban hành nghị quyết quy định giao nhiệm vụ cụ thể để sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ nhưng bị kéo dài, chậm giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề xuất.

    热门排行

    友情链接