【tài 2.25 là sao】Giá gas tăng cao
Những ngày đầu tháng 12 này,ágastătài 2.25 là sao người tiêu dùng và các chuyên gia kinh tế phàn nàn nhiều về việc giá gas tăng cao, ảnh hưởng rất lớn tới người tiêu dùng.
Theo thông báo từ các đầu mối nhập khẩu, phân phối gas ra thị trường, giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng sẽ tăng từ 75.000 đồng - 80.000 đồng/bình 12 kg. Mức giá này là một kỷ lục mới được xác lập kể từ lần đầu tiên có kỷ lục giá gas tháng 2/2012.
Người tiêu dùng chỉ đứng nhìn giá gas tăng. Ảnh minh họa
Trước thông tin giá gas sẽ tăng cao, PV Chất lượng Việt Nam đã vào cuộc, tìm hiểu thông tin và phản ánh tới người tiêu dùng về diễn biến giá gas thế giới và trong nước.
Vào ngày 29/11, tức là trước thời điểm giá gas tăng 2 ngày, liên hệ với Hiệp hội Gas Việt Nam, văn phòng Hiệp hội này tỏ ra không có thông tin gì về việc giá gas sẽ tăng cao. Thậm chí còn cho rằng, giá gas sẽ tăng nhưng văn phòng không biết các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tăng như thế nào.
Khi PV liên hệ với một số đầu mối nhập khẩu và phân phối gas ra thị trường như Tổng công ty Gas Petrolimex, MT Gas, Sai Gon Petro... các doanh nghiệp này tuyệt nhiên khẳng định giá gas sẽ tăng và chưa quyết định tới việc giá gas sẽ tăng bao nhiêu.
Ngày 29/11, trả lời câu hỏi của PV về "đồn đoán" giá gas sẽ tăng cao, tới mức 80.000 đồng/bình 12 kg, Phòng kinh doanh của Tổng công ty Gas Petrolimex cho rằng, sẽ không tăng cao thậm chí sẽ vó phương án điều chỉnh hợp lý.
Tuy nhiên, sau đó, giá gas đã tăng như thông báo của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh là ở mức 75.000 đồng - 80.000 đồng/bình 12 kg.
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Công Thương, trả lời câu hỏi của báo giới về việc giá gas tăng cao, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, hệ thống phân phối gas hiện qua nhiều khâu trung gian, nên giá cả tới tay người tiêu dùng bị đội lên.
Bà Thoa cho rằng, tới đây, cần kiểm soát giá gas trong nước ngay từ khâu phân phối, giảm khâu trung gian, giảm đầu cơ, không để lũng đoạn thị trường ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Vai trò quản lý của cơ quan chức năng nhà nước về giá gas như thế nào? Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, cho rằng theo quy định của Luật Giá và Nghị định 107/CP thì Bộ Tài chính là cơ quan quản lý về giá gas. Mặt hàng này phụ thuộc vào giá thế giới, hiện giá thế giới đã tăng 267,5 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 2-2011. Do đó, giá gas bán lẻ trong nước bất ngờ tăng 70.000-80.000 đồng/bình, gây nhiều bức xúc đối với người tiêu dùng.
Theo ông Chiến, để góp phần “hạ nhiệt” giá gas, Bộ Công Thương ủng hộ đề xuất của Hiệp hội Gas với Bộ Tài chính về việc giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này từ 5% xuống 0%. “Thực tế, giá gas cao không chỉ người tiêu dùng cảm thấy bất bình mà cả doanh nghiệp (DN) gas cũng lo lắng vì người tiêu dùng sẽ sử dụng nguyên liệu khác như than, củi, điện… để thay thế” - ông Chiến nói.
Về mặt quản lý, ông Chiến cho rằng Nghị định 107/CP chính là công cụ hữu hiệu để quản lý giá gas. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã rà soát, đánh giá và phát hiện có nhiều điểm trong nghị định không còn phù hợp và phải sửa đổi.
Thậm chí, khi giá gas, giá điện đã tăng cao, nhiều "tư vấn" được đưa ra cho người tiêu dùng là sử dụng củi, than... để nấu nướng...
Trước những phản ứng của doanh nghiệp và cơ quan chức năng, người tiêu dùng và các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi, vì sao biết chắc giá gas sẽ biến động, bất lợi đối với thị trường trong nước mà cơ quan chức năng vẫn không có phương án can thiệp kịp thời? Đến khi giá gas đã tăng cao kỷ lục rồi mới có những dự tính "đối phó" với thị trường gas và giá gas.
Không ít ý kiến cũng cho rằng, việc cơ quan chức năng phản ứng như vậy là quá chậm, thậm chí là việc đã rồi và trong cuộc chơi của giá gas, chỉ có doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ở đó, người tiêu dùng thường bị lép vế mặc dù câu cửa miệng của giới kinh doanh khi bán hàng là "khách hàng là thượng đế".
Nguyễn Nam