Vì an toàn phải chuẩn bị kỹ lưỡng Trao đổi với PV TBTCVN,ìsaogiaodịchtrongngàyvẫnphảichờkq alanyaspor Tiến sĩ Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán ra đời, thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC là nhằm hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hướng tới các hoạt động nghiệp vụ giao dịch hiện đại theo thông lệ quốc tế. Theo đó, ngoài một số nội dung điều chỉnh về hoạt động giao dịch cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, thì quy định lần này đưa vào 3 cơ chế giao dịch mới là: Cho phép nhà đầu tư (NĐT) vừa đặt lệnh mua vừa đặt lệnh bán cùng loại chứng khoán (CK) trong cùng phiên giao dịch khớp lệnh liên tục; cho phép NĐT được bán CK trên đường về tài khoản (bán CK chờ về); và cho phép NĐT được phép giao dịch trong ngày (day trading). Có thể nói, đây là các nghiệp vụ giao dịch mới, có hiệu ứng đòn bẩy cao, khả năng quay vòng vốn nhanh, đồng thời, tạo lập được công cụ đầu tư để hỗ trợ tích cực vào thanh khoản của thị trường và được công chúng đầu tư đón nhận. Tuy nhiên, hiện những quy định này vẫn đang được các cơ quan liên quan tích cực chuẩn bị và chưa được triển khai áp dụng. “Bên cạnh những mặt tích cực của các hoạt động nghiệp vụ nêu trên (đặc biệt là giao dịch trong ngày), thì rủi ro cho các hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK) và thị trường là khá lớn, nhất là khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều nhanh và diễn ra nhiều ngày do tác động từ các yếu tố vĩ mô, khách quan bên ngoài; trong khi đó, chúng ta chưa có các sản phẩm phòng vệ tối ưu như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn (thị trường phái sinh)”, ông Nguyễn Sơn lý giải. Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường phân tích, bản chất của giao dịch trong ngày là NĐT dựa trên phán đoán xu hướng của thị trường để quyết định mua (hoặc bán) CK trước, sau đó bán (hoặc mua) CK ngay trong ngày để bù trừ cho số CK đã thực hiện trước đó, nhằm kiếm lời và phải thực hiện bù trừ ngay trong ngày. Nếu quá trình thực hiện không như mong đợi, NĐT bắt buộc phải sử dụng cơ chế mua/bán bắt buộc hay vay trên hệ thống để bù trừ và chấp nhận rủi ro thua lỗ lớn.
Thực tiễn, ở một số TTCK phát triển trong khu vực cho thấy, họ cũng mới chỉ triển khai nghiệp vụ này trong thời gian gần đây. Chẳng hạn như TTCK Đài Loan mới triển khai giao dịch trong ngày từ tháng 6/2014 và giai đoạn ban đầu cũng chỉ cho phép NĐT mua CK trước rồi bán sau, 6 tháng sau thử nghiệm, họ mới cho bán CK trước rồi mua sau để thực hiện bù trừ. Do đó, ông Nguyễn Sơn nhấn mạnh: “Việc đưa vào vận hành nghiệp vụ giao dịch trong ngày đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng về hệ thống công nghệ, quy trình nghiệp vụ, quản trị rủi ro của các Sở giao dịch CK (GDCK), Trung tâm Lưu ký CK (VSD); ngân hàng lưu ký và CTCK. Trong đó, đặc biệt là cơ chế mua/bán bắt buộc (sell- out/buy –in) thực hiện trên Sở GDCK và cơ chế hỗ trợ vay từ hệ thống vay và cho vay CK (SBL) của VSD”. “Hiện tại, cơ chế pháp lý cho giao dịch trong ngày đã được quy định rõ tại Thông tư 203 và cơ quan quản lý sẽ cho triển khai thực hiện ngay khi công tác chuẩn bị được hoàn tất. Tuy nhiên, để triển khai được hoạt động giao dịch trong ngày, đòi hỏi các Sở GDCK, VSD; ngân hàng lưu ký và CTCK phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin; hệ thống SBL; cơ chế mua/bán bắt buộc; quy trình quản trị rủi ro; kết nối và “test” thử nghiệm trước khi đưa vào vận hành chính thức. Theo đánh giá của các Sở GDCK và VSD cũng như một số CTCK lớn trên thị trường, thời gian để chuẩn bị cho việc chính thức đưa vào hoạt động giao dịch trong ngày mất khoảng 12-18 tháng kể từ khi Thông tư 203 có hiệu lực. Hiện tại, Sở GDCK, VSD và các CTCK đang tập trung các nguồn lực cho việc triển khai xây dựng TTCK phái sinh dự kiến chính thức vận hành từ đầu năm 2017. Do vậy, kế hoạch chuẩn bị cho việc triển khai giao dịch trong ngày như lộ trình nói trên theo tôi là hợp lý”, ông Sơn nói. Bán CK vào ngày T+2 dự kiến được thực hiện từ đầu năm 2017 Về giao dịch bán CK chờ về, ông Nguyễn Sơn cho biết, thực chất ở đây là cho phép NĐT được bán số CK đã mua, nhưng chưa hoàn tất thanh toán CK (tức người bán chưa đứng tên sở hữu CK). Vì vậy, rủi ro ở đây có thể xảy ra khi giao dịch trước đó bị lỗi trong thanh toán, tức là không thể hoàn tất giao dịch được và NĐT khi đặt bán CK chờ về sẽ không có CK để thanh toán (bán khống). "Thông tư 203 có hiệu lực từ 1/7/2016, theo đó cho phép NĐT được đặt lệnh vừa mua vừa bán cùng một loại CK trên cùng một tài khoản trong phiên khớp lệnh liên tục. Hiện tại, hệ thống giao dịch của các Sở GDCK không chặn các giao dịch vừa mua vừa bán trong phiên, nên NĐT có thể thực hiện được ngay từ 1/7/2016. Vấn đề đặt ra là hệ thống nhận diện của CTCK phải chặn được các lệnh giao dịch không được thực hiện vừa mua, vừa bán trong các phiên khớp lệnh định kỳ (ATO, ATC). Do vậy, việc CTCK thông báo cho NĐT là phù hợp quy định, để NĐT biết và tham gia giao dịch. Ngày 7/7/2016 vừa qua, UBCKNN cũng đã có công văn hướng dẫn các CTCK về một số vấn đề liên quan đến đến giao dịch vừa mua vừa bán trong cùng thời gian khớp lệnh", ông Nguyễn Sơn. Do đó, cơ chế hạch toán giao dịch cần có sự điều chỉnh và quá trình chuẩn bị hệ thống vay hỗ trợ từ hệ thống SBL của VSD. Vì tính phức tạp của nghiệp vụ này không lớn như giao dịch CK trong ngày, do đó UBCKNN đã chỉ đạo VSD điều chỉnh hệ thống công nghệ, kết nối với Sở GDCK và “test” thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức. Hiện tại, "VSD đang xây dựng và báo cáo UBCKNN phương án triển khai bán CK chờ về. Theo đó, dự kiến việc triển khai bán CK vào ngày T+2 sẽ được thực hiện từ đầu năm 2017", đại diện UBCKNN cho hay. Sẽ còn nhiều giải pháp “kích” thanh khoản Theo TS Nguyễn Sơn, bên cạnh việc tập trung để hoàn thiện các chính sách cho TTCK trong năm 2016 theo như chương trình hành động của UBCKNN, thì Ủy ban đang và sẽ tập trung vào một số nội dung mang tính trọng tâm để tăng thanh khoản cho thị trường. Theo đó, UBCKNN sẽ hoàn thiện công tác chuẩn bị từ CNTT, thiết kế sản phẩm; xây dựng quy trình nghiệp vụ để triển khai đưa vào hoạt động TTCK phái sinh từ năm 2017. Đồng thời, tiếp tục triển khai tích cực Nghị định 60/2015/NĐ-CP. Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết các quy định liên quan đến danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện liên quan đến đầu tư nước ngoài; hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn liên quan đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cùng với đó, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK thông qua việc hướng dẫn, tuyên truyền các doanh nghiệp nhà nước ngay khi cổ phần hóa về nghĩa vụ phải đăng ký giao dịch hoặc niêm yết sau cổ phần hóa. Song song với đó là hoàn thiện hệ thống UPCoM để cải thiện thanh khoản và khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa không đủ điều kiện niêm yết lên đăng ký giao dịch; chỉnh sửa hệ thống và quy chế, quy trình, tập huấn công ty CK, chính thức triển khai hệ thống Pre UPCoM từ quý III/2016. Bên cạnh đó, UBCKNN sẽ xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn về sản phẩm chứng quyền có đảm bảo để tạo lập sản phẩm mới cho thị trường và hỗ trợ thanh khoản; triển khai xây dựng các bộ chỉ số thị trường; cho phép phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết … Ngoài ra, UBCKNN sẽ tiếp tục phối hợp với tổ chức tư vấn nước ngoài tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng MSCI./. Duy Thái |