【kết quả vô địch hàn quốc】Chế độ tài chính đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Về quản lý vốn và tài sản, dự thảo nêu rõ, giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ thực góp, vốn được cấp cộng (trừ) lợi nhuận chưa phân phối (lỗ chưa xử lý), các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành). Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm các khoản vốn nhận viện trợ, tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; giá trị cổ phiếu quỹ nếu có và các nguồn vốn khác.
Đặc biệt, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng, không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
Về chi phí hoa hồng môi giới, dự thảo nêu rõ, việc chi hoa hồng môi giới của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gắn với hiệu quả kinh tế do việc môi giới mang lại. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ văn bản hướng dẫn chi phí hoa hồng môi giới của Bộ Tài chính, điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. |
Về điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu, dự thảo Thông tư quy định: Đối với hoạt động tín dụng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn và không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định.
Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng không trả được đúng hạn tổ chức tín dụng hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.
Về quản lý chi phí, một số khoản chi phí tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn. Cụ thể đối với chi phí hoạt động kinh doanh, gồm: Chi phí phải trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và các khoản chi khác cho hoạt động tín dụng; Chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng (chi dịch vụ thanh toán, chi dịch vụ ngân quỹ, chi dịch vụ viễn thông, chi dịch vụ uỷ thác và đầu tư, các khoản chi khác); Chi về kinh doanh ngoại hối và vàng (chi về kinh doanh ngoại tệ giao ngay, chi về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ, chi lỗ đánh giá lại ngoại tệ kinh doanh và vàng); Chi cho mua bán chứng khoán đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác) và các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư...
Các khoản chi cho nhân viên theo quy định của pháp luật, bao gồm: Chi tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương; các khoản đóng góp theo lương; mua bảo hiểm tai nạn con người; ăn ca; bảo hộ lao động; trang phục; y tế...
Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các khách hàng được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối với khoản chi môi giới để cho thuê lại tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.
Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: Mức chi hoa hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của tổ chức tín dụng không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới, mức chi môi giới để bán một tài sản không vượt quá 300 triệu đồng.
Mức chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, nợ xấu trong năm của tổ chức tín dụng không được vượt quá 5% số nợ thu hồi. Mức chi thu hồi nợ tối đa đối với một món nợ không vượt quá 500 triệu đồng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tính vào chi phí các khoản sau đây: Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật do cá nhân gây ra; Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng; Các khoản chi không có chứng từ hợp lệ theo quy định...
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có các hoạt động kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Minh Anh