发布时间:2025-01-11 14:05:08 来源:88Point 作者:World Cup
Sáng 16/10,ộtrưởngĐinhTiếnDũngCổphầnhóađangrấtchậbd net Chính phủ tổ chức hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì hội nghị. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới sắp xếp và phát triển DN đồng chủ trì hội nghị.
Mới có 36/128 DN cổ phần hóa theo kế hoạch
Trình bày báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính đến ngày 30/9, đã có 148 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại theo Quyết định số 707/QĐ-TTg. Số lượng DN chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại là 378 DN (chiếm 71%).
Sở dĩ số lượng chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại còn lớn là do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN đã trình chủ sở hữu phương án cơ cấu lại, đang xem xét, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo kế hoạch CPH do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì giai đoạn 2017 – 2020 phải CPH là 128 DN.
Giai đoạn 2016 - 2018, có 159 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 442.275 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.024 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2019 có 9 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, tuy nhiên trong đó chỉ có 3 DN thuộc danh mục các DN CPH theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg. Tổng giá trị DN của 09 DN được phê duyệt phương án CPH là 780 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 670 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 đến tháng 9/2019, đã có 168 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 443.056 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.694 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 168 DN đã CPH chỉ có 36/128 DN CPH thuộc danh mục CPH kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đề ra (đạt 28%), số DN còn phải thực hiện CPH theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 DN.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tình hình thực hiện CPH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất chậm. Những đơn vị còn nhiều DN thuộc danh sách phải thực hiện CPH đến năm 2020 đó là: TP. Hà Nội CPH 13 DN (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP. Hồ Chí Minh CPH 38 DN (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN CPH 6 DN (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công thương CPH 4 DN (3 tổng công ty); Bộ Xây dựng CPH 2 tổng công ty.
Về kế hoạch thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017 – 2020 phải thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại các DN.
Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2019, cả nước đã thoái được 24.510 tỷ đồng, thu về 170.629 tỷ đồng, trong đó phần lớn là số vốn đã thoái tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Những đơn vị còn nhiều DN phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn được điểm danh, đó là: Bộ Công thương (thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam), Bộ Giao thông vận tải (thoái 30,4% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Công ty CP và 35,16% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Công ty CP), Bộ Xây dựng (còn phải thoái vốn tại 8/11 Tổng công ty cổ phần); TP. Hà Nội (còn phải thoái vốn tại 31/34 DN),...
Theo nhận định của Bộ Tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN ngày càng tăng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. DNNN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đã và đang trực tiếp nắm giữ tỷ trọng đa số hoặc chi phối được một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện phương án cơ cấu lại DN theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo báo cáo kết quả chuyển nhượng vốn của DNNN đầu tư ra ngoài đều có lãi; tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kiểm điểm trách nhiệm nếu chậm phê duyệt phương án CPH
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, một số bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành kế hoạch CPH, thoái vốn năm 2018 theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, phải điều chỉnh kế hoạch thực hiện cho phù hợp với thực tế.
Tiến độ phê duyệt đề án cơ cấu lại các DNNN thuộc thẩm quyền phê duyệt của các bộ, ngành, địa phương còn chậm; việc triển khai đề án cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chậm, đặc biệt là nội dung thoái vốn, CPH.
Một số bộ, ngành, địa phương, DN gặp vướng mắc, lúng túng, chưa thống nhất trong quá trình triển khai CPH, thoái vốn theo các quy định mới; vẫn còn DN nhà nước sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ.
Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các DN đã CPH chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc xác định phần vốn nhà nước thu nộp các khoản thu từ CPH theo quy định.
Để hoàn thành công tác cơ cấu lại DNNN, trong đó trọng tâm là CPH, thoái vốn theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt phương án cơ cấu lại DNNN trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg; kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan về việc chậm phê duyệt phương án theo quy định. Hoàn thành chậm nhất là hết quý IV/2019.
Trong quý IV/2019 và năm 2020, các bộ, ngành phải hoàn thành việc rà soát, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến DNNN.
Bộ Tài chính đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định về hoạt động của DNNN; rà soát, xây dựng tiêu chí phân loại DNNN giai đoạn sau năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với DN nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của DN trong quý IV/2020.
Bộ Tài chính sẽ rà soát, xây dựng trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư có liên quan; xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn về thu, sử dụng nguồn thu từ CPH, thoái vốn nhà nước tại DN...
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn các DNNN, cần sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước./.
Năm 2020 sẽ nộp 250.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn về NSNN Về kế hoạch và tình hình sử dụng tiền thu từ CPH, thoái vốn, lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 9/2019 đã thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN là 177.557 tỷ đồng, trong đó: 9 tháng năm 2019, số tiền thu từ CPH, thoái vốn nộp về quỹ là 4.799 tỷ đồng. Tình hình bán đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán, giai đoạn 2016 – 2018, tổng giá trị thực tế bán được cao, thặng dư thu được từ bán đấu giá CPH và thoái vốn tăng mạnh, đặc biệt là năm 2017, cao hơn gấp 5,5 lần với các năm trước do năm 2017 có đợt thoái vốn của Bộ Công thương tại Sabeco, thoái vốn của SCIC tại CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, dự kiến đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành kế hoạch nộp 250.000 tỷ đồng tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn về NSNN theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội đã giao. |
Minh Anh
相关文章
随便看看