游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:54:53
TheịchlýdoanhnghiệpFDIlỗvẫnmởrộngđầutưbxh uefao các chuyên gia, từ những hạn chế của FDI, đã đến lúc xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại và tái thiết lập sự cân bằng giữa các chính sách ưu đãi “dựa trên lợi nhuận” bằng các chính sách ưu đãi “dựa trên hiệu quả”. Chống chuyển giá ở khu vực FDI theo đó cũng phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một của ngành Thuế.
Nhiều hình thức chuyển giá
Dù liên tục báo lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, đây là hiện tượng xảy ra của không ít DN FDI tại Việt Nam. Thực trạng này được đại diện Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính đề cập đến khi đánh giá về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực DN FDI.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh (Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính) cho biết, tổng hợp chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN FDI năm 2016 cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức cao song tình trạng DN thua lỗ chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục tăng so với những năm trước. Cụ thể, tỷ lệ DN FDI báo lỗ và lỗ mất vốn năm 2016 giảm so với số liệu của năm 2015 nhưng vẫn cao hơn các năm từ 2012 đến 2014. Tỷ lệ DN FDI lỗ lũy kế đến hết năm 2016 là 61%, cao hơn các năm từ 2012 - 2015.
Đại diện Cục Tài chính DN còn lưu ý về hiện tượng chuyển giá, chuyển lợi nhuận ngược (từ nước ngoài vào Việt Nam) của một bộ phận DN FDI trong nước được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất thuế TNDN và thời gian miễn, giảm thuế TNDN; chuyển giá giữa các DN FDI trong nước có quan hệ liên kết và được hưởng các mức ưu đãi thuế TNDN khác nhau.
Liên quan vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã đề cập đến những con số đáng lo ngại. Theo bà Cúc, áp dụng biện pháp quản lý rủi ro, trong những năm gần đây, công tác thanh tra chống chuyển giá được cơ quan Thuế đẩy mạnh.
“Theo đó, trong năm 2016, thanh tra 329 DN có giao dịch liên kết, ngành Thuế đã truy thu 607,52 tỷ đồng, giảm lỗ 5.162 tỷ. Đặc biệt, trong số đó có 23 trường hợp vi phạm ở mức hình sự. Năm 2017, qua tiến hành thanh tra 734 DN có hoạt động giao dịch liên kết, ngành Thuế đã truy thu, truy hoàn, phạt tới 2.270 tỷ đồng, giảm lỗ 7.146 tỷ”, bà Nguyễn Thị Cúc nói, đồng thời tin rằng 2018 con số này sẽ tăng lên.
Bên cạnh những DN FDI làm ăn chân chính thì còn có những DN hoạt động tại Việt Nam từ lâu nhưng báo lỗ kéo dài và đóng góp không hiệu quả, đây là vấn đề bức xúc đối với các DN FDI chân chính. Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tại một hội thảo về ưu đãi cho DN FDI vừa được tổ chức. Bà Nguyễn Thị Lan Anh cho biết, hiện các hình thức chuyển giá trên thế giới đều có mặt ở Việt Nam, được thực hiện qua nhiều hình thức như thông qua chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình, thông qua việc cung ứng dịch vụ.
Chia sẻ thêm về hình thức chuyển giá qua cung ứng dịch vụ, bà Lan Anh cho biết, đây là sự sắp đặt các dịch vụ trong nội bộ tập đoàn nên được thực hiện tương đối dễ dàng và khó kiểm soát. Theo đó, các công ty đa quốc gia thường thiết kế các thỏa thuận hợp đồng cung cấp dịch vụ nội bộ tập đoàn với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, như dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý, hành chính. Thông qua đó, các tập đoàn đa quốc gia có thể chuyển lợi nhuận về nơi mà họ mong muốn.
“Đây là việc làm thuận lợi với các tập đoàn đa quốc gia nhưng kiểm soát nó lại là công việc khó khăn đối với cơ quan quản lý thuế”, bà Nguyễn Thị Lan Anh nói.
Chống chuyển giá: Ưu tiên số 1?
“Một hình thức chuyển giá khác được các DN FDI tiến hành đó là thông qua cung ứng dịch vụ cho các bên liên kết ở nước ngoài. Các dịch vụ này có thể không tính phí hoặc tính mức rất thấp, không đúng với giá giao dịch trên thị trường. Kết quả là, bên cạnh những đóng góp của DN FDI làm ăn chân chính còn có những DN báo lỗ trong thời gian dài trong khi vẫn mở rộng đầu tư”, bà Lan Anh cho biết.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, qua kiểm tra, ngành Thuế cũng đánh giá, việc chuyển giá cũng có thể thông qua các khoản vay hoặc các giao dịch tài chính có bản chất tương tự, ví dụ bằng việc thiết lập các khoản vay vốn từ công ty mẹ, công ty liên kết hoặc thiết kế các khoản vay giáp lưng thông qua các tổ chức trung gian là các bên độc lập, các DN FDI Việt Nam có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua chi phí lãi vay không theo giá trên thị trường. Chi phí lãi vay này thường vượt quá định mức cần thiết”.
Nhấn mạnh hiệu quả hoạt động chung của DN FDI là khá cao so với DN thuộc thành phần kinh tế khác, song phân tích chi tiết tình hình hoạt động của DN FDI cho thấy những đóng góp của DN FDI vào NSNN hiện nay vẫn còn thấp, chưa tương xứng với nguồn tài nguyên sử dụng, bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh cho rằng, nguyên nhân còn do DN FDI lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư cao (như tiền thuê đất, thuế TNDN, thuế TNCN,...) để thực hiện chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Để việc thu hút, quản lý vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả, các chuyên gia đề nghị Bộ KH&ĐT rà soát, đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay để nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và cơ chế quản lý đối với khu vực DN FDI cho giai đoạn tới.
Theo đó, đại diện Cục Tài chính DN đề nghị Bộ KH&ĐT xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin đồng bộ, thông suốt về DN FDI để các cơ quan trung ương, địa phương có thể truy cập và kết xuất được tất cả các thông tin liên quan đến DN để phục vụ công tác tổng hợp; từ đó giúp công tác đánh giá, giám sát được hiệu quả, kịp thời.
Đồng thời, Bộ KH&ĐT cần nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế kiểm soát để hạn chế các DN FDI lỗ lũy kế, lỗ mất vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng để được hưởng ưu đãi thuế.
Nhấn mạnh “chúng ta đầu tư vào đây 100 triệu USD để có thể thu được 1 tỷ USD”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, đã đến lúc phải coi chống chuyển giá là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một của ngành Thuế và phải tập trung đầu tư nó như một loại hình kinh doanh có lợi.
Bên cạnh các giải pháp trên, các chuyên gia nhấn mạnh, nên xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại và tái thiết lập sự cân bằng giữa các chính sách ưu đãi “dựa trên lợi nhuận” bằng các chính sách ưu đãi “dựa trên hiệu quả”.
Về phía DN, tìm kiếm siêu lợi nhuận là điều DN nào cũng mong muốn, nhưng các DN cần xác định tìm kiếm lợi nhuận, tăng hiệu quả kết quả sản xuất kinh doanh thông qua các biện pháp tích cực bằng cách tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay vì tìm kiếm phương pháp tối đa hóa lợi nhuận bằng biện pháp chuyển giá, vừa tiềm ẩn nhiều rủi ro, vừa không bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接