Mất việc,ếtđếnvànỗilobịsathảket qua bong da chi tiet mất Tết
Nguyễn Minh Sáng, 28 tuổi, làm việc tại một công ty tổ chức sự kiện tại Quận 7, TPHCM đang trải qua những ngày khủng hoảng, mất việc làm vào lúc không ngờ nhất. Cậu vừa dọn đồ đạc rời khỏi văn phòng công ty, chỗ ngồi thân thuộc nhiều năm qua.
Đầu tháng 10 vừa rồi, Sáng nhận được thông báo cho thôi việc từ phòng hành chính của công ty. Ngoài Sáng, có thêm một vài người nằm trong danh sách này. Họ được thông báo trước một tháng cùng hỗ trợ nửa tháng lương. Lý do công ty đưa ra là do ảnh hưởng từ dịch bệnh, buộc phải cắt giảm nhân sự.
Nhiều nhân viên bị "sốc" khi bị sa thải (Ảnh minh họa). |
Sáng làm tại công ty hơn ba năm, ở bộ phận kinh doanh, làm việc trực tiếp với các nhãn hàng. Độc thân, với thu nhập hàng tháng gần ngàn "đô", Sáng sống khá thoải mái ở thành phố. Không quá xuất sắc nhưng Sáng tự đánh giá khả năng của mình ổn, nhiều năm đi làm cậu đạt được không ít kết quả.
Công việc yên ổn, Sáng chưa từng nghĩ đến nhảy việc, lại càng không nghĩ có ngày mình bị sa thải. Vậy nên, dù được thông báo để chuẩn bị trước, công ty thực hiện đúng luật, chàng trai vẫn vô cùng chới với.
Sáng gửi hồ sơ xin việc một vài nơi nhưng chưa có kết quả. Hiện tại, cậu đang nằm nhà chờ việc trong nỗi buồn "mất việc, mất Tết".
Những ngày cuối năm, nữ nhân viên Trần Ngọc Anh, 30 tuổi, kế toán tại một công ty phần mềm rơi vào tình trạng khủng hoảng khi vừa nộp đơn xin nghỉ việc.
Thời gian qua, Ngọc Anh liên tục nhận được những đánh giá không hoàn thành công việc, công việc hay sai sót, thiếu chủ động... Nữ kế toán tự nhận thấy mình đã rất cố gắng nhưng chưa được ghi nhận, nhất là chưa "hợp nhãn" người quản lý mới.
Ngọc Anh tính cố gắng đến hết năm nhưng công ty chỉ cho một tháng để cải thiện tình hình. Cô càng mất tinh thần, nhất là mới đầu tháng đã thấy công ty ra thông báo tuyển dụng vị trí của mình.
Biết không thể xoay chuyển, đầu tháng 11, Ngọc Anh nộp đơn nghỉ việc. Dù biết bản thân không quá khó để tìm công việc mới với mức thu nhập dao động 10 - 15 triệu/tháng nhưng Ngọc Anh vẫn chới với khi đứng trước ngưỡng phải thay đổi. Nhất là khi Tết đã đến nơi, cô còn mất khoản tiền thưởng cuối năm.
Chủ động cho mọi biến động
Dịch Covid-19 thúc đẩy mọi sự biến động trong đời sống xã hội, trong đó tác động rõ nhất đến thị trường lao động. Bên cạnh nhiều cơ hội việc làm, sa thải trở thành nỗi ám ảnh với người lao động. Ngay kể cả với những người có năng lực khi thực tế đặt ra nhiều yêu cầu, tiêu chí mới.
Bà Thi Anh Đào, Giám đốc Điều hành Isobar Vietnam chia sẻ, Covid đã kéo theo sự xáo trộn về nhân sự. Có một xu thế người lao động cần nắm rõ là nhiều doanh nghiệp đang chạy đôn chạy đáo tìm người, nhưng thực tế cũng không ít doanh nghiệp đang nỗ lực để cắt người.
Theo bà Đào, câu chuyện "phải sẵn sàng bấp bênh với cuộc sống" đã được đề cập lâu nay nhưng chưa lúc nào rõ ràng và sát sườn với tất cả người lao động như lúc này. Thách thức đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần, kỹ năng để thích ứng với những biến động.
Ngoài ra, theo nhiều nhà quản lý, xu hướng không ngừng đi tìm người phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mới cũng đặt ra không ít thách thức với chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc trước mỗi quyết định sa thải người lao động, tránh sa thải tùy tiện, việc sa thải vừa phải có lý nhưng cũng phải có tình.
Anh Lê Đức Mạnh, quản lý một công ty điện tử ở Gò Vấp, TPHCM cho hay, hiện nay tìm được người lao động gắn bó là điều không dễ dàng. Khi khó khăn hay đổi mới, trước khi tính đến phương án sa thải rất cần các chính sách hỗ trợ, đào tạo... nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động.
Với kinh nghiệm của mình, anh Mạnh cho rằng việc tìm nhân sự mới cực kỳ tốn kém mà kỳ vọng chưa chắc đã đạt được.
(Theo Dân trí)
Nhà hàng sa thải nhân viên vì từ chối tiêm vaccine Covid-19
Các nhà hàng ở Mỹ muốn đảm bảo mọi nhân viên đều được tiêm vaccine chống Covid-19 để thu hút khách hàng và sẵn sàng loại bỏ những người chống đối vaccine.