【xem ket qua c1】Giải bài toán nguyên liệu cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra

时间:2025-01-25 22:10:53 来源:88Point
0959-11-0516-ca-tra
Chế biến cá tra xuất khẩu

Dư thừa cá quá lứa

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, trong thời gian các tỉnh ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, việc vận chuyển khó khăn, nông dân không thể thu hoạch, vận chuyển cá từ trang trại đến nhà máy. Vì vậy, họ phải tiếp tục nuôi cá, chờ nhà máy đến thu mua nhưng đến thời điểm hiện nay, hầu hết cá trong các ao nuôi đều đã quá lứa, khiến nguồn nguyên liệu khó khăn.

Xuất khẩu cá tra dự kiến bình thường trở lại vào những tháng cuối năm, nhưng cũng có thể bước sang năm 2022, tùy thuộc vào mức độ kiểm soát dịch Covid-19. Các doanh nghiệp cá tra lo lắng thiếu hụt nguyên liệu kích cỡ 0,8 – 1 kg, đây là size để philê và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU.

Theo phân tích của các chuyên gia, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu ở Việt Nam đang thiếu hụt vì phần lớn cá tra trong ao đang quá lứa và kho lạnh của doanh nghiệp không còn diện tích để trữ đông cá tra chuẩn size.

Là doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra lớn tại khu vực ĐBSCL, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết, do dịch bệnh, hầu như cá ngoài vùng quá lứa, không thu hoạch được, nguồn nguyên liệu trong thời gian tới sẽ rất khó khăn.

Tại hội nghị “Giải pháp phát triển chuỗi cá tra sau giãn cách xã hội” được tổ chức mới đây, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đặc biệt quan tâm đến việc phục hồi sản xuất, xuất khẩu mặt hàng thủy sản chủ lực này của vùng. Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, xử lý các vấn đề trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra hiện nay cũng cần phải rút kinh nghiệm từ bài học dịch tả lợn châu Phi. Nếu không khi dịch ổn định, doanh nghiệp sẽ không có con giống phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.

“An Giang đã làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp cá tra lớn trên địa bản để chuẩn bị cá tra giống, tái xuống giống phục vụ nguyên liệu cho sản xuất. Trước tình trạng cá quá lứa, tỉnh đã khuyến cáo người nuôi điều chỉnh mật độ nuôi, giảm khoảng 1/2, để giảm chi phí nuôi. Nhưng ao nuôi không kết nối với doanh nghiệp xuất khẩu nên chuyển hướng nuôi phục vụ thị trường nội địa”- ông Thư đưa ra giải pháp.

Tại "thủ phủ" xuất khẩu cá tra Đồng Tháp, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, cá tra là ngành hàng sản xuất xuất khẩu chủ lực của Đồng Tháp. Để bảo vệ chuỗi sản xuất, nên trong thời gian qua, ngoài nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Chính phủ, Đồng Tháp đã ưu tiên vắc xin cho lao động thuộc nhóm ngành hàng này.

Đến nay, đã đạt 90% công nhân tại các doanh nghiệp cá tra được tiêm vắc xin. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã đẩy công suất từ 40% lên hơn 60% và đang phục hồi rất tốt.

Kỳ vọng phục hồi xuất khẩu

Xuất khẩu cá tra trong những tháng đầu năm tăng trưởng khá tốt, nhưng đến tháng 8, do nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu đột ngột giảm sâu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 85 triệu USD, giảm 31% so với tháng 7. Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 9 tháng năm nay đạt 1,054 tỷ USD, bằng 106,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Để khắc phục những bất cập về nguồn nguyên liệu, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phục hồi xuất khẩu nhiều kiến nghị đã được gửi tới cơ quan quản lý.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, để gỡ khó cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương cần có giải pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi để giúp người nuôi cá tra vượt qua giai đoạn khó thu hoạch này. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại để giải phóng lượng cá còn tồn đọng trong ao. Hiện phần lớn cá vượt kích cỡ xuất khẩu và chất lượng không cao, Bộ Công Thương cũng tạo sự kết nối để phân loại kích cỡ có thể xuất khẩu thì đẩy mạnh xuất khẩu, loại vượt kích cỡ, kết nối phân phối tại Thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục hồi các trung tâm giống, trại giống bằng cách hỗ trợ cho các đơn vị này vay vốn đầu tư lại đàn cá giống. Nếu bắt đầu thả cá giống ngay từ tháng 10 này, 8 tháng sau mới có cá thương phẩm đạt chuẩn để chế biến xuất khẩu.

Để hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản của cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng được ổn định, không bị đứt gẫy, thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và các tháng đầu năm 2022, Tổng cục Thủy sản đề xuất, ưu tiên bổ sung tiêm vắc xin đầy đủ cho lao động tham gia trong chuỗi hoặc có cơ chế xã hội hóa trong việc tiêm vắc xin để doanh nghiệp chủ động tiêm cho công nhân.

推荐内容