Tỉnh ủy Hậu Giang vừa phối hợp với Học viện Chính trị khu vực II tổ chức Hội thảo khoa học “Trường Đảng miền Nam - Hành trình,ựhoTrườngĐảngmiềbarca vs rayo khát vọng”. Các tham luận trong kỷ yếu và trình bày tại hội thảo đã đánh giá khách quan, toàn diện và sâu sắc về vai trò, sự đóng góp quan trọng của Trường Đảng miền Nam, tiền thân của Học viện Chính trị khu vực II ngày nay.
Quang cảnh Hội thảo khoa học “Trường Đảng miền Nam - Hành trình, khát vọng”.
“Cái nôi” đào tạo nhiều cán bộ cho cách mạng
Theo PGS,TS Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, nói đến những giá trị mà Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II kiến tạo đóng góp vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trước hết phải nhắc đến những đóng góp to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần kiến tạo nên đội ngũ cán bộ ở miền Nam qua nhiều giai đoạn.
Bởi xuyên suốt 74 năm xây dựng và phát triển, hoạt động chủ đạo của Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Giá trị lớn nhất mà nhà trường kiến tạo thể hiện ở chính “sản phẩm” được huấn luyện, trui rèn. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong kháng chiến hay trên mặt trận kiến quốc, hàng vạn cán bộ là học viên của nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những đóng góp to lớn trong tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ở miền Nam giành thắng lợi, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung trên cả nước.
Cũng theo PGSTS Nguyễn Thị Tuyết Mai, hơn bảy thập kỷ qua, Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II còn có nhiều đóng góp trong làm giàu kho tàng tri thức lý luận cách mạng - khoa học của cách mạng Việt Nam; trong chia sẻ, phổ quát và biến tri thức lý luận thành hành động thực tiễn. Đó là giá trị nổi bật và bao trùm trong chuỗi giá trị mà Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II kiến tạo.
Trong quá trình đó, Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II đã hình thành nên kho tàng tri thức về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; về khoa học xã hội và nhân văn; về phương pháp và kỹ năng công tác của đội ngũ cán bộ… góp phần hình thành nên một đội ngũ những người kiến tạo và sẻ chia tri thức cùng số lượng lớn công trình, sản phẩm. Đặc biệt, trong dòng chủ lưu đó, hình thành nên những nhà trí thức tiêu biểu cả về nhân cách lẫn trí tuệ cùng với những công trình còn mãi với thời gian.
Các bài tham luận và các ý kiến thảo luận tại hội thảo còn cho rằng, ngoài đóng góp to lớn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở miền Nam qua nhiều giai đoạn, Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II còn kiến tạo nhiều giá trị khác. Đó là sự gác bút nghiên, rời mái trường lên đường ra mặt trận chiến đấu của nhiều cán bộ, nhân viên trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đó là đóng góp của những cán bộ, giảng viên, nhân viên tham gia vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương trong thời gian công tác thực tế. Đó cũng là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội, văn hóa - nghệ thuật góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Những giá trị đó ngày càng được củng cố và gia tăng cùng với quá trình phát triển của Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II.
Tự hào tiếp nối Trường Đảng miền Nam, các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Chính trị khu vực II đã từng bước khẳng định được vị thế, vai trò là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước ở khu vực phía Nam. Học viện đã đào tạo nên nhiều lớp cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt của Đảng và hệ thống chính trị có trình độ lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, có bản lĩnh và phẩm chất cần thiết đáp ứng kịp thời và có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta qua các giai đoạn khác nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II, triết lý “Bản lĩnh, trí tuệ, nhân văn, sáng tạo, kỷ luật” đã được thể hiện trong toàn bộ các mặt công tác của học viện, đặc biệt là trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đảng ủy, Ban Giám đốc học viện yêu cầu toàn bộ công tác giáo dục, đào tạo phải coi nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân làm mục tiêu hướng tới. Đồng thời, có chiến lược để cử cán bộ, giảng viên tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
Nối tiếp truyền thống Trường Đảng miền Nam, sau gần 20 năm thành lập và phát triển, Trường Chính trị tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Theo TS Huỳnh Thanh Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không ngừng mở rộng phát triển, đa dạng về loại hình. Giai đoạn 2004-2023, Trường đã tổ chức đào tạo, liên kết đào tạo và bồi dưỡng được 567 lớp với 48.587 học viên, trung bình 28 lớp với 2.429 học viên/năm. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học viên khá, giỏi tăng từ 43% (năm 2004) lên 65,8% (năm 2020) và lên 81,0% (năm 2023).
Về hoạt động nghiên cứu khoa học, từ năm 2004 đến quý III năm nay, trường đã thực hiện 95 đề tài khoa học, trong đó có 36 đề tài cấp khoa, 56 đề tài cấp trường, 3 đề tài cấp tỉnh; tổ chức 52 hội thảo khoa học. Cùng với những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, đội ngũ viên chức và người lao động nhà trường luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; học tập, thấm nhuần lý luận với thực hành thông qua những hoạt động thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn...
Ủng hộ quan điểm xây dựng Khu lưu niệm Trường Đảng miền Nam
Kết quả từ hội thảo còn cung cấp thêm những quan điểm, nhận thức góp phần khẳng định chắc chắn và sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, khẳng định sự cần thiết khách quan xây dựng Khu lưu niệm lịch sử Trường Đảng miền Nam tại huyện Long Mỹ.
Theo ông Võ Văn Tỏ, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Mỹ, khi Khu lưu niệm Trường Đảng miền Nam được xây dựng trong tương lai sẽ tạo thêm nhiều lợi thế phát triển du lịch cho huyện Long Mỹ, trở thành địa chỉ đỏ nhiều tiềm năng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của ông cha ta.
Không riêng lãnh đạo huyện Long Mỹ, nhiều đại biểu dự hội thảo bày tỏ mong muốn xây dựng Khu lưu niệm Trường Đảng miền Nam. Về vấn đề này, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, UBND tỉnh đồng tình và ủng hộ quan điểm xây dựng Khu lưu niệm Trường Đảng miền Nam tại ấp 7, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Khi được triển khai xây dựng, UBND tỉnh cam kết hỗ trợ về mặt bằng, chỉ đạo UBND huyện Long Mỹ, các ngành có liên quan hỗ trợ Học viện Chính trị khu vực II thực hiện các quy trình từ quy hoạch đến các thủ tục có liên quan theo quy định.
Theo ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, thông qua hội thảo góp phần củng cố, bồi đắp thêm về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; giáo dục truyền thống, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Hậu Giang; càng thêm tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần tiếp thêm sức mạnh, nghị lực và quyết tâm phấn đấu cho mục tiêu xây dựng, phát triển quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Kết quả của hội thảo là động lực to lớn để Hậu Giang tiếp tục phát huy giá trị lịch sử của Trường Đảng miền Nam trong giáo dục truyền thống yêu nước cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền, quảng bá những giá trị lịch sử trên địa bàn tỉnh, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
“Thành công của hội thảo cũng chính là sự tri ân sâu sắc của thế hệ trẻ hôm nay đối với những cống hiến, hy sinh lớn lao của các thế hệ cha, anh đi trước là những nhà giáo, chiến sĩ Trường Đảng miền Nam trong những năm tháng gian lao, hào hùng của dân tộc trên dải đất Nam bộ máu thịt vì nền độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, nhấn mạnh.
Theo thông tin tại hội thảo, tháng 9-1949, Trường Đảng miền Nam mang tên Trường Trường Chinh, là trường đảng Trung ương đầu tiên ở Nam bộ đã ra đời tại vùng căn cứ kháng chiến ấp Ngan Dừa, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá (nay là xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Sự ra đời của Trường Đảng miền Nam khẳng định tầm nhìn sáng suốt của Đảng ta, về sứ mệnh, vai trò của công tác đào tạo cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng cả nước nói chung, đặc biệt trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh Nam bộ và cực Nam Trung bộ. Từ khóa học đầu tiên (năm 1949) chỉ với 141 học viên, đến nay Trường Đảng miền Nam - Học viện Chính trị khu vực II đã đào tạo, bồi dưỡng khoảng 170.000 cán bộ giữ các cấp bậc, chức vụ khác nhau từ Trung ương đến cơ sở. Nhiều thế hệ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ, tiếp tục trở lại chiến trường, hòa mình vào cuộc kháng chiến, trực tiếp lãnh đạo, cùng Nhân dân và các lực lượng vũ trang chiến đấu, đưa cuộc kháng chiến ở Nam bộ đi đến thắng lợi, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì độc lập, tự do, thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. |
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN