【cách đoán bầu cua】CPI tháng 8 dự báo tiếp tục giảm nhẹ
时间:2025-01-10 00:00:52 出处:Cúp C1阅读(143)
Sau khi CPI tháng 7/2018 giảm 0,ángdựbáotiếptụcgiảmnhẹcách đoán bầu cua09%, nếu tiếp tục giảm trong tháng 8 sẽ góp phần kéo giảm chỉ số lạm phát cả năm.
Giá gạo, thực phẩm tươi sống giảm nhẹ
Giá chào bán gạo xuất khẩu tháng 7/2018 giảm mạnh tại thị trường Thái Lan và Việt Nam, do thị trường xuất khẩu trầm lắng trong khi nguồn cung dồi dào. Trong nước, giá gạo tại miền Nam giảm do nguồn cung được bổ sung từ vụ Hè Thu, giao dịch trầm lắng; còn tại miền Bắc, giá tăng nhẹ khoảng 100 đồng/kg. Cục Quản lý giá dự báo trong tháng 8, giá gạo thế giới có xu hướng giảm nhẹ, khiến giá gạo trong nước cũng theo xu hướng giảm.
Giá thực phẩm tươi sống biến động không đều trong tháng 7/2018. Giá thịt lợn tươi sống tăng khoảng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg trong tuần thứ hai của tháng 7, do nhu cầu tăng tại một số địa phương. Đến nay, giá thịt lợn đã giảm và ổn định trở lại so với tháng 6/2018. Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác tương đối ổn định do nguồn cung đảm bảo. Trong thời gian tới, dự báo giá thực phẩm tươi sống có thể ổn định hoặc giảm do nhu cầu thị trường không nhiều biến động.
Giá vật liệu xây dựng trong đó có xi măng và thép xây dựng dự báo ổn định. Trong tháng 7/2018, xi măng tiêu thụ giảm 13% với sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 4,75 triệu tấn so với tháng trước đó, do các công trình đang đi vào hoàn thiện và mùa mưa bão nên nhu cầu giảm. Giá thép xây dựng tháng 7 vừa qua có xu hướng giảm nhẹ tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, dự kiến cũng sẽ tiếp tục giảm trong tháng này. Đối với mặt hàng LPG (gas), trong tháng 7/2018 giá CP bình quân (giá nhập khẩu theo hợp đồng) trên thị trường thế giới tăng 2,5% và tiếp tục tăng trong tháng này với mức điều chỉnh thêm khoảng 11.000 đồng/bình/12 kg do giá thế giới tăng.
Hạn chế điều chỉnh giá trong tháng 9
Trước tình hình lạm phát có dấu hiệu tăng cao, Chính phủ đã chỉ đạo không tăng giá điện trong năm nay, giữ ổn định các mặt hàng do Nhà nước định giá và tiếp tục rà soát, đẩy nhanh việc giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm (giá thuốc, giá vật tư y tế thông qua đấu thầu), đồng thời quyết liệt triển khai biện pháp bình ổn giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao... Trên thực tế, CPI tháng 7 giảm là nhờ giá gạo giảm 0,8% so với tháng trước; giá xăng dầu giảm 1,24% góp phần giảm CPI chung 0,05%; giá dịch vụ y tế điều chỉnh giảm làm giảm chỉ số giá nhóm này 7,58% và góp phần giảm CPI chung 0,29%.
Trước đó, nhiều thông tin cho rằng, CPI tháng 6/2018 tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua, nhưng thực tế CPI tháng 6 chỉ tăng 0,61%, chủ yếu chịu tác động do giá thịt lợn tăng 0,34%. Không chủ quan với việc tăng giá thực phẩm tươi sống, trong đó chủ yếu là giá thịt lợn, ngay từ phiên họp điều hành của Ban Chỉ đạo điều hành giá tháng 3/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán, đảm bảo cung - cầu để giữ ổn định giá thịt lợn. Tuy nhiên, đến tháng 7/2018, bộ này vẫn chưa có báo cáo chi tiết, nên Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ một lần nữa yêu cầu phải có báo cáo riêng về điều hành giá thịt lợn, tính toán cung cầu từ nay tới cuối năm, bảo đảm các chỉ tiêu về sản lượng, về giá cho từng tháng, tránh tăng giá gây áp lực lên lạm phát.
Đối với giá dịch vụ công do Nhà nước định giá, trong tháng 9 dự kiến điều chỉnh tăng 0,07% học phí, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin, tính toán đăng ký lộ trình tăng giá của địa phương, phân bổ và kiểm soát mức độ tăng giá dịch vụ giáo dục cho phù hợp. Cùng với đó, các dịch vụ công do Nhà nước định giá khác cần xem xét, tính toán kỹ kịch bản điều hành, hạn chế việc điều chỉnh giá trong tháng 9 là thời điểm diễn ra năm học mới.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính cho rằng, CPI tháng 8/2018 sẽ tiếp tục “giảm nhiệt”. Ông cũng đưa ra dự báo lạm phát năm 2018 vẫn kiểm soát theo mục tiêu dưới 4%, kể cả trong trường hợp giá dầu và giá thịt lợn tăng mạnh, CPI vẫn duy trì ở mức 3,8 - 3,9% trong năm nay.
Trong dự báo mới đây, Cục Quản lý giá và Tổng cục Thống kê độc lập đưa ra 2 kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm, theo đó, cả hai kịch bản đều bảo đảm lạm phát tăng cao nhất cũng chỉ khoảng 4%.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, trong thời gian tới, Bộ Tài chính với vai trò quản lý nhà nước chung về giá và là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, sẽ tiếp tục làm tốt vai trò điều phối, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc điều hành giá, chú trọng công tác dự báo và xây dựng kịch bản điều hành giá để tham mưu việc điều hành giá các mặt hàng nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp.
Minh Anh
上一篇: Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
下一篇: Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
猜你喜欢
- Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- Điện lực tạo nền tảng vững chắc cho Thủ đô phát triển toàn diện
- Cần ổn định chính sách để “khoan sức” doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid
- Nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN và đổi mới sáng tạo: Hướng đi đúng đắn, bền vững
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- Đồng chí Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Khóa XV
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- Giá vàng trong nước lao dốc, giảm hơn 1 triệu đồng/lượng
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy