Trên thị trường phái sinh,áisinhCáchợpđồngtươnglaitiếptụcnớirộngkhoảngcáchvớichỉsốcơsởtrực tiếp kèo bóng đá nhà cái diễn biến hợp đồng tương lai cùng chiều với chỉ số cơ sở, nhưng mức giảm lớn hơn nhiều. Theo đó, toàn bộ các hợp đồng tương lai đều giảm mạnh với biên độ từ -39,9 điểm đến -42,4 điểm. Mức giảm vượt trội so với chỉ số cơ sở cho thấy các nhà giao dịch đang thận trọng hơn với diễn biến sắp tới của chỉ số cơ sở. Hợp đồng tháng 5 nới rộng khoảng cách âm lên -36,55 điểm với chỉ số cơ sở. Thanh khoản thị trường phái sinh tăng mạnh. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai đạt 231.556 hợp đồng, tăng 44% so với phiên trước. Nguyên nhân là do mức biến động lớn trong phiên, kéo theo khả năng sinh lời hấp dẫn cho các nhà giao dịch. Giá trị giao dịch vì thế cũng đạt mức rất cao, 15.828 tỷ đồng. Khối lượng mở giảm nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở mức cao với 29.105 hợp đồng. Trên thị trường chứng khoán cơ sở, VN-Index giảm từ đầu phiên và nới rộng biên độ trong khoảng thời gian còn lại, đóng cửa giảm 3,54% về ngưỡng 766,84 điểm. Toàn bộ các cổ phiếu thành phần đều đóng cửa trong sắc đỏ, trong đó có 6 cổ phiếu giảm sàn. Sau khi hình thành đáy ngắn hạn vào ngày 24/3, VN-Index đã tăng 16/18 phiên giao dịch, hồi phục hơn 20%. Mức sinh lời tốt tại nhiều cổ phiếu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn cũng khiến áp lực chốt lời gia tăng bên cạnh các thông tin kém khả quan: Giá hợp đồng tương lai dầu WTI giảm về mức âm trong ngày đầu tuần và các chỉ số chứng khoán trên thị trường quốc tế cũng điều chỉnh. Câu chuyện về giá dầu tiếp tục là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư và tạo áp lực lên nhóm dầu khí. PVB trở thành cổ phiếu đi ngược xu hướng chung khi tăng 4,1% nhờ số liệu quý I tích cực. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ giá dầu thấp như DCM, NT2 vẫn tăng điểm lúc đóng cửa. KSB và DHA tăng tương ứng 4,7% và 1,3%, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng gia tăng giải ngân đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế. Thanh khoản trên sàn HOSE tăng mạnh trong phiên 21/4, với khối lượng giao dịch đạt 388,7 triệu đơn vị, tăng 18,2%, trong đó khối lượng qua kênh khớp lệnh tăng 21%. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 18% đạt 6,1 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, thanh khoản gia tăng khi thị trường giảm điểm sâu là tín hiệu cho thấy cung chiếm ưu thế và có thể tiếp tục tác động tới thị trường trong ngắn hạn. Khối ngoại vẫn bán ròng trên HOSE với quy mô 210 tỷ đồng. Chỉ số VN30 giảm mạnh 29,66 điểm, với đóng cửa về mức 706,65 điểm. Khối lượng giao dịch tăng mạnh mức gần 129 triệu đơn vị, tăng so với phiên trước gần 30 triệu đơn vị, đồng thời tăng so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên hơn 33 triệu đơn vị. Báo cáo phái sinh của SSI Research cho biết, nến ngày giảm mạnh sau cây nến Doji lưỡng lự về xu hướng, đồng thời hai chỉ báo dòng tiền (MFI), chỉ báo dao động ngẫu nhiên (stochastic) đi khá sâu vào vùng quá mua và chỉ báo sức mạnh (RSI) giảm nhanh trở lại xuống dưới 49 điểm. Dự báo, khả năng áp lực bán tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch kế tiếp khiến chỉ số giảm điểm./. D.T |