【bxh phần lan】CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15%
Nguyên nhân nào đẩy CPI tháng 9/2022 tăng 0,ìnhquânnămtăbxh phần lan4%? | |
CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% | |
6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% | |
CPI tháng 5 tăng 0,38% |
Mặt bằng giá vẫn được kiểm soát
Năm 2022, mặc dù tình hình dịch Covid-19 có xu hướng được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, kết hợp với xung đột Nga – Ukraine và sự xuất hiện nhiều yếu tố mới đã làm tăng thêm khó khăn, thách thức như căng thẳng năng lượng, giá dầu và hàng hóa thế giới tăng cao; chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu; chính sách tài khóa, tiền tệ được nhiều nền kinh tế điều chỉnh theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát đã tác động tới khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế, một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái; thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, gây nguy cơ mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực…
Trong bối cảnh đó tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ. Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 11/2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 7,1% và FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Tại châu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%; Trung Quốc tăng 1,6%; Nhật Bản tăng 3,8%. Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn cao hơn mức lạm phát của Nhật Bản và Trung Quốc.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, trong nước, kinh tế phục hồi, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát. CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh một năm nhiều biến động khó lường.
Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội. Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.
Một số chính sách hiệu quả đã giúp giảm áp lực lạm phát như: giảm thuế Giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022; giảm 50% mức thuế Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động…
Nhờ đó, so với tháng trước, CPI tháng 12/2022 giảm 0,01% (khu vực thành thị tăng 0,04%; khu vực nông thôn giảm 0,07%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 2 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước và 9 nhóm hàng tăng giá. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 4/202 tăng 0,67% so với quý trước, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2021.
Kinh tế phục hồi, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng. Ảnh: Thu Dịu. |
Lạm phát cơ bản tăng 2,59%
Về lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 12/2022 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 4,55%) chủ yếu do giá xăng dầu là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng 12 năm nay thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.
Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
Đánh giá về tình hình lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2022 và dự báo năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2022 mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phát năm 2023 là rất lớn.
Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga – Ukraine vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2023 do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.
Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện thận trọng, chủ động và linh hoạt để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2023.
相关文章
Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
Các chương trình ưu đãi của Viettel diễn ra xuyên suốt dịp Tết Dương lịch2025-01-26Theo Bộ Công Thương, việc điều hành giá xăng tăng hay giảm căn cứ vào giá nhập khẩu bình quân, sau k
Theo thống kê, thị trường xăng dầu thế giới giai đoạn vừa qua (từ kỳ điều hành gi&aacut2025-01-26Từng bước nâng cao năng suất chất lượng ngành công nghiệp chế biến thủy sản
Từng bước nâng cao năng suất chất lượng ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Ảnh2025-01-26Bamboo Airways tung chục nghìn mã ưu đãi tới 50%, tưng bừng chào xuân Nhâm Dần
Khách hàng có thể sử dụng mã ưu đãi để đặt vé trên w2025-01-26Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
Báo Bình Phước online trích đăng tóm tắt v2025-01-26Quảng Bình: Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ
Công an tỉnh Quảng Bình cho hay đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các vụ2025-01-26
最新评论