88Point88Point

【tỉ số tran dau hom nay】7 tháng: Hơn một nửa số bộ, ngành giải ngân chưa đạt 35%

CP

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7. Ảnh: VGP

Giải ngân 7 tháng đạt 38,ángHơnmộtnửasốbộngànhgiảingânchưađạtỉ số tran dau hom nay77% kế hoạch

Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 7, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm ước đạt 150.454 tỷ đồng, đạt 38,77% kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giải ngân vốn trong nước đạt 41,09% kế hoạch (gồm vốn trong nước đạt 45,35%, vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 17,53%, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đạt 26,31%), vốn nước ngoài đạt 24,7% kế hoạch.

Mặc dù tiến độ giải ngân kế hoạch vốn từ tháng 4/2018 được cải thiện song Bộ KH&ĐT cho rằng tổng thể tiến độ thực hiện và giải ngân vẫn thấp, nhất là vốn đầu tư các CTMTQG, vốn TPCP và vốn nước ngoài. Có 5 bộ, ngành trung ương và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 60% kế hoạch, trong đó có 2 bộ, ngành và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 70% kế hoạch là: Ngân hàng Chính sách xã hội (79,53%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (77,58%), tỉnh Quảng Ninh (84,55%), tỉnh Hải Dương (79,53%), tỉnh Nam Định (74,85%).

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương có số giải ngân thấp, như: 31/56 bộ, ngành và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch năm 2018 thấp hơn mức trung bình của cả nước (trong đó có 11 bộ, ngành giải ngân dưới 10%). Một số bộ, ngành chưa hoặc gần như chưa giải ngân.

Đánh giá về nguyên nhân chậm giải ngân vốn trong nước, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho rằng một số nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong tổ chức thực hiện dự án nên chưa có khối lượng thi công xây lắp. Một số dự án khởi công mới của bộ, ngành và địa phương (chủ yếu là nguồn vốn TPCP) vẫn đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định về đầu tư xây dựng; hoặc đang đấu thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công; trong công tác giải phóng mặt bằng; vướng mắc trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tại Bộ Xây dựng. Một số dự án chuyển tiếp hoặc dự kiến hoàn thành trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh thiết kế, tổng mức đầu tư hoặc đang trong giai đoạn kiểm toán quyết toán các gói thầu...

Về thủ tục giải ngân, vốn thuộc Chương trình hỗ trợ nhà ở người có công (giai đoạn 2) đã được giao kế hoạch cho các địa phương, hiện nay vướng mắc về thủ tục giải ngân vốn do cơ chế trước đây hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nay Chương trình giai đoạn 2 thực hiện theo vốn đầu tư nên phải tuân thủ theo Luật Đầu tư công. Tuy nhiên, một số địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện phân bổ, giải ngân theo quy trình thủ tục của giai đoạn 1 hay thực hiện theo Luật Đầu tư công.

Đề nghị điều chỉnh hơn 1.600 tỷ đồng vốn lĩnh vực giao thông

Về vốn TPCP năm 2018, theo kế hoạch Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao 4.190 tỷ đồng. Tuy nhiên, căn cứ khả năng giải ngân của các dự án trong năm, Bộ GTVT chỉ đăng ký nhu cầu phân bổ 2.586,115 tỷ đồng. Số kế hoạch còn lại 1.603,885 tỷ đồng, Bộ KH&ĐT đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh có các dự án quan trọng, cấp bách của các bộ, ngành, địa phương khác.

Đối với tình hình thực hiện giải ngân vốn nước ngoài, hiện một số dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2018 nhưng hết thời hạn giải ngân vốn theo thỏa thuận/hiệp định hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền đang làm thủ tục gia hạn giải ngân theo quy định. Một số dự án hỗn hợp bao gồm cả cấp phát và cho vay lại chưa giải ngân được do đang gặp vướng mắc trong thực hiện việc ký kết hợp đồng cho vay lại. Dự án Giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM bị ảnh hưởng bởi dự án Dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương đang làm thủ tục trình Quốc hội để tăng tổng mức đầu tư.

Ngoài ra, một số dự án đang trong quá trình thanh quyết toán ở giai đoạn cuối của dự án nên tiến độ giải ngân không đều (như dự án cầu Nhật Tân, dự án đường nối Nội Bài - Nhật Tân, Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội - TP.HCM vay JICA…).

Về tình hình thực hiện vốn CTMTQG, Bộ KH&ĐT cho biết việc phân bổ vốn của các địa phương chậm so với quy định; một số xã, huyện chậm hoàn thành các thủ tục đầu tư danh mục các dự án khởi công mới sử dụng nguồn ngân sách trung ương thực hiện CTMTQG Xây dựng nông thôn mới. Một số dự án dự kiến khởi công mới năm 2018 của nhiều địa phương có quyết định phê duyệt sau ngày 31/10/2017 nên chưa đủ điều kiện bố trí kế hoạch và giải ngân theo quy định.

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án đầu tư thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững đều không đáp ứng tiêu chí "có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình" để áp dụng cơ chế đặc thù theo quy định tại Nghị định số 161/2016/NĐ-CP, dẫn đến làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

H.Y

赞(58958)
未经允许不得转载:>88Point » 【tỉ số tran dau hom nay】7 tháng: Hơn một nửa số bộ, ngành giải ngân chưa đạt 35%