| Những vướng mắc,ẽcóbứctranhsạchsẽvềđầutưcôket qua bong da truc tuyen 7m nợ đọng, đối ứng ODA... tại các dự ánsẽ được xử lý căn cơ để nâng cao hiệu quả đầu tưcông. |
Công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công Chiều 29/9, lần đầu tiên, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đến làm việc trực tiếp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh kết quả tái cơ cấunền kinh tế, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, Đoàn Công tác của Quốc hội do Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn còn nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm qua, dự kiến kế hoạch 5 năm tới. Trình bày nội dung này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu kết quả nổi bật đầu tiên là đã hình thành được khung khổ pháp luật tương đối đồng bộ để quản lý đầu tư công. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật với nhiều quy định mới giúp quản lý chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư công, từ chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư; thực hiện kế hoạch, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch đầu tư công. Việc thể chế hóa quy trình quyết định chủ trương đầu tư đã ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí trong việc quyết định chủ trương đầu tư, nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định chủ trương đầu tư. Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 đã bố trí đủ vốn ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thanh toán toàn bộ số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách trung ương đến hết ngày 31/12/2014 là 7.481,3 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn 2016 - 2020 chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Theo ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, nếu không có Covid-19, thì kế hoạch đầu tư công trung hạn có khả năng sẽ hoàn thành. “Phải khẳng định là tỷ lệ giải ngân tương đối chậm, nguyên nhân có vướng mắc từ Luật Đầu tư công, song cái gì cũng “đổ tội” cho Luật Đầu tư công là không đúng”, ông Hải nói. Nhấn mạnh nhiệm kỳ này lần đầu tiên có kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện tại, đã phân cấp, ủy quyền hoàn toàn cho địa phương. “Trước đây, Bộ còn có ý kiến về dự án này, công trình kia, bây giờ thể hiện trên hệ thống điện tử, các địa phương lập kế hoạch gửi lên hệ thống, cứ đúng tiêu chí thì hệ thống báo xanh, không đúng thì báo đỏ, không ai can thiệp được, ai can thiệp là biết liền, như thế đảm bảo công khai, minh bạch, đây là sự đổi mới rất mạnh mẽ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. Sự đổi mới này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, “là con đường phải thực hiện”, là đổi mới mang tính cách mạng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thay vì trực tiếp phân bổ, quản lý nguồn lực như giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung cho việc huy động nguồn lực, tập trung vào những vấn đề lớn của đất nước, đó là xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm, xây dựng mô hình kinh tế mới, chính sách mới... Thừa nhận vẫn còn những hạn chế trong đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu để xử lý căn cơ các vấn đề vướng mắc, xử lý nợ đọng, đối ứng ODA, hạn chế tối đa khởi công mới dự án khi chưa xử lý dứt điểm tồn tại từ những năm trước để lại, để sau này sẽ có bức tranh sạch sẽ về đầu tư công. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém trong giải ngân đầu tư công, theo Bộ trưởng, cũng khó có thể khắc phục trong ngày một, ngày hai. Vì, đến ngày 31/11 hàng năm, Chính phủ đã giao xong vốn cho địa phương, nhưng đến tận tháng 8 năm nay, vẫn còn 7 bộ, địa phương chưa giao hết vốn của kế hoạch năm 2020. Còn không ít địa phương “đủng đỉnh” trong giải ngân vốn đầu tư công. “Thủ tướng rất sốt ruột, tháng nào cũng họp đôn đốc giải ngân đầu tư công. Giải ngân vốn ODA chậm có nhiều nguyên nhân, mà ai cũng ngại, không ai nói, nếu trách nhiệm thuộc về Bộ, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng quả quyết. Chuẩn bị tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 Phát biểu cuối buổi làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý, cần hết sức thận trọng khi xây dựng chỉ tiêu GDP bình quân 6,5 - 7% trong giai đoạn 2021 - 2025. Về đầu tư công, ông Hiển đề nghị xử lý dứt điểm các hạn chế cũ, các chướng ngại về thể thế để giải phóng sức sản xuất. Đó là các dự án chậm tiến độ trong giai đoạn 2016 - 2020, 10 dự án điện trong Sơ đồ Điện VII điều chỉnh đang tắc nghẽn, 12 dự án yếu kém ngành công thương, các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam, rồi đền bù giải phóng mặt bằng của Sân bay Long Thành... “Ta nên học tập người Ý, hãy làm tốt cái cũ trước khi làm cái mới”, ông Hiển nêu quan điểm. Để giải phóng sức sản xuất, theo ông Hiển, việc thứ nhất là thể chế, thứ hai là thể chế và thứ ba cũng là thể chế. Phó chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị thật tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để Quốc hội khóa XIV cho ý kiến lần đầu, sau đó Quốc hội khóa sau quyết định. Theo Phó chủ tịch Quốc hội, quy mô đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 phải cao hơn giai đoạn trước, không phải 2 triệu tỷ đồng mà khoảng 2,5 - 2,7 triệu tỷ đồng. Lưu ý từ Phó chủ tịch Quốc hội là cần bố trí đủ cho các dự án quan trọng quốc gia, đặc biệt là cao tốc Bắc - Nam phải hoàn thành toàn tuyến, giai đoạn I sân bay Long Thành, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, ưu tiên cho an ninh nguồn nước... Dự án khởi công mới giảm dần
Tổng số dự án của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 11.100 dự án (không bao gồm các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia).
Trong đó, số dự án đã hoàn thành giai đoạn trước, tiếp tục được cân đối vốn để thanh, quyết toán là khoảng 1.798 dự án; dự án hoàn thành tính đến hết kế hoạch năm 2019 là 7.354 dự án, bằng 67,9 % tổng số dự án đã được giao kế hoạch trung hạn.
Đáng lưu ý là, số dự án khởi công mới từng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 giảm dần, cụ thể, năm 2016 có 997 dự án, năm 2017 có 736 dự án, năm 2018 có 842 dự án và năm 2019 có 813 dự án khởi công mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 là 2.750.000 tỷ đồng. |