您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【porto – arouca】Nỗ lực sản xuất lúa Đông xuân 正文

【porto – arouca】Nỗ lực sản xuất lúa Đông xuân

时间:2025-01-12 13:34:09 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nên được nông d porto – arouca

Đông xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm,ỗlựcsảnxuấtlaĐporto – arouca nên được nông dân chuẩn bị chu đáo, từ việc làm đất đến sử dụng các giống lúa chất lượng để hướng đến một vụ mùa thắng lợi.

Nông dân ở thành phố Vị Thanh phun thuốc diệt mầm cỏ dại để không làm ảnh hưởng sự phát triển của lúa Đông xuân. Ảnh: T. TRÚC

Nông dân “chuộng” giống lúa xác nhận

Canh tác gần 2ha ruộng, mỗi vụ lúa ông Nguyễn Văn Út, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, sử dụng gần 500kg lúa giống để gieo sạ. Nhờ tham gia vào tổ hợp tác sản xuất lúa của địa phương, được triển khai các chương trình sản xuất theo hướng 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm nên 3 năm trở lại đây, ngoài tiết giảm được lượng giống gieo sạ ở mỗi vụ khoảng 100kg thì ông Út còn mạnh dạn sử dụng các giống lúa xác nhận từ Viện lúa ĐBSCL thay vì dùng lúa thương phẩm để làm giống như trước đây. Bởi theo ông Út, lúa xác nhận tuy giá bán cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với lúa hàng hóa, nhưng tỷ lệ nảy mầm, độ sinh trưởng và hiệu quả về năng suất luôn vượt trội. Gần một tháng nữa gia đình mới xuống giống vụ Đông xuân, nhưng hiện nay cũng đã chuẩn bị 400kg giống OM 18 từ Viện lúa để gieo sạ cho vụ tới.

Ông Út cho biết: “Ở khu vực này hiện nay 100% bà con đều sử dụng lúa xác nhận để gieo sạ vụ Đông xuân, bởi giống từ Viện lúa ĐBSCL cho năng suất, phẩm chất gạo tốt và giá bán cao. Có chăng thì sau vụ Đông xuân bà con lấy giống lại để gieo sạ vụ Hè thu chứ không sử dụng lúa hàng hóa cho vụ Đông xuân như trước đây”.

Nắm bắt được xu thế chuyển dịch của người dân từ việc sử dụng lúa xác nhận gieo sạ thay cho lúa hàng hóa nên vụ này huyện Phụng Hiệp có 48 cơ sở đăng ký với ngành nông nghiệp huyện để cung ứng giống lúa cho nông dân trong huyện. Qua thống kê, các cơ sở đã chuẩn bị hơn 300 tấn lúa giống xác nhận để phục vụ cho nông dân trong vụ Đông xuân tới đây, chủ yếu xuất xứ từ Viện lúa ĐBSCL với các loại giống như: IR 50404, OM 18, Đài thơm 8, ST 24. Giá bán dao động từ 14.000-20.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân tăng gần 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Theo ghi nhận tại các cửa hàng cung ứng giống lúa, đa phần năm nay bà con chuộng các giống lúa chất lượng, phẩm chất gạo cao để gieo sạ.

Ông Nguyễn Minh Đông, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Việt Nông, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Vụ này cửa hàng chuẩn bị khoảng 5 tấn lúa giống cung ứng cho bà con, đến nay đã tiêu thụ hơn phân nửa. Nhìn chung bà con năm nay chuộng các giống phẩm chất gạo cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: ST 24, OM 18 và Đài thơm 8. Các giống phẩm chất gạo thấp như IR 50404 năm nay bán khá chậm”.

Với tập quán sạ lan 20 kg/công, sạ máy 15 kg/công, với diện tích vụ Đông xuân tới đây gần 20.000ha, nông dân trong huyện cần khoảng 4.000 tấn giống chất lượng. Để hạn chế tình trạng giống trôi nổi kém chất lượng, thời gian qua ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các điểm nhân giống, cung ứng giống trên địa bàn xoay quanh việc niêm yết giá, nguồn gốc và chất lượng giống.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức được 3 cuộc kiểm tra các cửa hàng vật tư nông nghiệp, các điểm cung ứng giống trên địa bàn. Qua đó, ngoài việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của giống, các đoàn cũng đã nhắc nhở gần 10 cơ sở về việc tuân thủ niêm yết giá bán để cho người dân an tâm sản xuất.

Cùng với việc nông dân sử dụng giống lúa chất lượng sẽ góp phần tạo thuận lợi trong việc đầu ra sản phẩm. Như tại mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A. Toàn cánh đồng có hơn 600ha thì giống lúa Đài thơm 8 và Jasmine 85 chiếm phần lớn diện tích. Theo ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX nông nghiệp Phước Trung, những năm qua, người dân nơi đây rất ý thức trong việc chọn giống lúa chất lượng cao để canh tác ở mỗi vụ sản xuất, đặc biệt là tham khảo ý kiến tư vấn của doanh nghiệp về nhu cầu thị trường ở đầu vụ xuống giống. Từ việc sản xuất theo nhu cầu thị trường nên bà con phần nào an tâm về đầu ra khi thu hoạch lúa. Riêng toàn bộ diện tích lúa của các thành viên trong HTX đều được bao tiêu và mua theo giá thị trường.

Nâng chất lượng hạt gạo

Để nâng cao chất lượng hạt gạo, hướng người dân sản xuất lúa theo hướng an toàn hữu cơ, phấn đấu đến năm 2025 huyện Phụng Hiệp có diện tích sản xuất lúa hữu cơ. Vụ Đông xuân năm 2021-2022 này, huyện Phụng Hiệp tiếp tục triển khai việc hỗ trợ 50% lúa giống và 50% phân bón theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Đây là năm thứ 3 huyện Phụng Hiệp thực hiện việc hỗ trợ này. Theo đó, tổng diện tích hỗ trợ năm nay khoảng 2.500ha ở 10 HTX và 185 tổ hợp tác trồng lúa trên địa bàn huyện. Khi tham gia, nông dân sẽ được hỗ trợ 50% giống xác nhận OM 18 và Đài thơm 8 (tương đương 125 tấn giống) và 50% phân bón hữu cơ vi sinh, 50% lúa giống và phân bón còn lại do doanh nghiệp bao tiêu đầu tư theo hình thức trả dần khi thu hoạch. Tổng kinh phí hỗ trợ tương đương 9,6 tỉ đồng.

Ông Trần Văn Tuấn cho biết: Áp dụng Nghị định 62/2019/NĐ-CP, huyện Phụng Hiệp nghiêng về hỗ trợ lúa giống thay vì hỗ trợ phương tiện sản xuất. Bởi huyện Phụng Hiệp đang trong quá trình thực hiện Nghị quyết 01 của Huyện ủy từng bước sản suất lúa an toàn hướng đến hữu cơ. Qua 2 năm hỗ trợ lúa giống theo nghị định này, bước đầu đã nhận lại những kết quả khả quan như: Từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng cơ cấu giống lúa; gần 60% diện tích lúa trong huyện áp dụng các quy trình sản xuất 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; sau 3 năm sản xuất lúa an toàn, vụ Đông xuân 2021-2022 huyện sẽ chọn ra một số diện tích lúa an toàn để sản xuất theo hướng hữu cơ.

Sở NN&PTNT Hậu Giang cho hay, các giống lúa sử dụng trong vụ Đông xuân 2021-2022 trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc nhóm giống chất lượng cao, có đặc điểm thích nghi tốt tại địa phương, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết: Do diễn biến cuối mùa mưa 2021 rất phức tạp, nông dân cần theo dõi thông tin dự báo thời tiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Chú ý vệ sinh kỹ đồng ruộng, xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch né rầy để hạn chế bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá xảy ra. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất lúa tiên tiến, ứng dụng công nghệ quản lý sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, đặc biệt chú ý các đối tượng sinh vật gây hại vào đầu vụ gieo sạ.

Sở NN&PTNT tỉnh khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa xác nhận gieo sạ trong vụ Đông xuân, kết hợp sạ thưa, sạ hàng với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc  cấy máy. Các giống lúa khuyến khích sử dụng trong vụ lúa Đông xuân như: OM 5451, OM 4900, OM 18, Đài thơm 8, RVT, ST 24, ST 25, Jasmine 85…

 

T.TRÚC - D.KHÁNH