游客发表

【bongdaso.com lich thi dau】Những năm Dậu trong lịch sử dân tộc

发帖时间:2025-01-10 14:54:00

Năm Tân Dậu - 541:Lý Bôn (Lý Bí),ữngnămDậutronglịchsửdacircntộbongdaso.com lich thi dau là người Giao Chỉ khởi binh đánh Tiêu Tư là Thứ Sử của nhà Lương. Tháng giêng năm 544, ông tự xưng là Lý Nam Đế, lên ngôi và đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn xã tắc truyền đến muôn đời.

Năm Quý Dậu - 973:Đinh Bộ Lĩnh được vua nhà Tống công nhận là Giao Chỉ Quận vương và Thái tử Đinh Liễn làm Kiểm Hiệu Thái sư Tĩnh Hải quân Tiết Độ Sứ An Nam đô hộ. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Nhà nước phong kiến ở nước ta được phong “Vương”. Từ thời Đinh Bộ Lĩnh trở về trước chưa có người nào ở nước ta được phương Bắc phong vương.

Năm Kỷ Dậu - 1069:Vua Lý Thánh Tông thân chinh đem quân đi đánh Chiêm Thành. Đánh lần đầu không thành công nhà vua bèn đem quân trở về. Đi nửa đường đến châu Cư Liên, vua nghe thấy nhân dân khen bà Nguyên phi ở nhà giám quốc, trong nước được yên trị, vua bèn đem quân trở lại đánh và bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất 3 châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội.

Tượng vua Lý Thánh Tông

Năm Ất Dậu - 1105: Lý Thường Kiệt qua đời, hưởng thọ 86 tuổi. Ông là một tướng tài, tinh thông thao lược, làm quan trải 3 đời vua và là người có công “phá Tống, bình Chiêm”. Ông được cho là tác giả bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc “Nam Quốc Sơn Hà”. Ông cũng là vị tướng nổi tiếng trong số 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất lịch sử dân tộc.

Năm Ất Dậu - 1525:Sau khi các lực lượng chống đối đều bị dẹp, mọi quyền lực của triều đình nhà Lê đều thuộc về Mạc Đăng Dung. Ngày 18-12-1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết Lê Chiêu Tông. Đến năm 1527, Mạc Đăng Dung tự xưng làm vua, lập ra nhà Mạc.

Năm Đinh Dậu - 1537: Tướng nhà Minh là Mao Bá Ôn đem quân đánh Mạc Đăng Dung. Năm sau, Mạc Đăng Dung sai Nguyễn Phi Thái mang thư của vua Mạc sang nhà Minh xin hàng và dâng đất chuộc tội. Cũng năm này, Nguyễn Kim đã lập con cháu nhà Lê lên ngôi tại Lào và đánh chiếm được Thanh Hóa để chống nhà Mạc.

Năm Tân Dậu - 1561: Vua Lê Trung Tông mất, không có con nối dòng. Trịnh Kiểm muốn tự lập làm vua nhưng ngại lòng người còn theo nhà Lê, bèn cho người ra Hải Dương hỏi ý kiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng trình khuyên Trịnh Kiểm: Giữ chùa thờ phật thì sẽ được ăn oản. Trịnh Kiểm hiểu ý bèn về tìm được người cháu gọi Lê Lợi là chú, tên là Lê Duy Bang lập lên làm vua, tức Lê Anh Tông.

Năm Quý Dậu - 1573:Vua Lê Anh Tông thấy Trịnh Tùng nắm hết mọi quyền hành nên âm mưu loại trừ Trịnh Tùng. Việc thất bại, vua bỏ trốn vào Nghệ An. Trịnh Tùng lập hoàng tử thứ 5 là Lê Duy Đàm, mới 7 tuổi lên làm vua (tức Lê Thế Tông). Từ đó, Trịnh Tùng nắm hết quyền hành trong triều và tự phong cho mình chức “Thái Phó, Tổng Quốc Chính, Thượng Phụ, Bình An Vương”.

Năm Đinh Dậu - 1597: Tháng 3, nhà Minh sai ủy quan là Vương Kiến Lập đến trấn Nam Giao đòi lễ cống và hội khám (diễu binh). Ngày 28-3, vua Lê Thế Tông cùng 5 vạn quân đến trấn Nam Giao đề phòng khi mở cửa quan để hội khám, quân Minh nhân đó tràn sang giúp phía Mạc lưu vong bắt vua, hiếp tướng. Sau đó, Vương Kiến Lập cùng tàn quân Mạc trông thấy quân Lê đông đúc, binh tướng oai hùng, lẫm liệt khí thế nên phải lẳng lặng từ bỏ những ý đồ đánh chiếm. Cuộc hội khám cử hành đúng nghi lễ, nhà Minh phải công nhận nhà Lê, bỏ nhà Mạc.

Năm Quý Dậu - 1633:Thanh Đô Vương Trịnh Tráng rước vua Lê đem binh Nam tiến lần thứ hai. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến làm tướng ra đánh. Chúa Trịnh đợi suốt hơn 10 ngày không thấy dấu hiệu làm nội ứng của Phúc Anh thì bị quân Nguyễn đánh úp, quân Trịnh hoảng loạn tan vỡ bỏ chạy. Thanh Đô Vương rút về Bắc, để lại con rể là Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ châu Bắc Bố Chính.

Năm Quý Dậu - 1693: Chúa Nguyễn sai Cai cơ Nguyễn Hữu Kính, có tên khác là Nguyễn Hữu Cảnh, làm Thống binh, cùng quân Quảng Nam và Bình Khang đi đánh Chiêm Thành. Tháng giêng năm 1693, Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Bà Tranh bỏ thành chạy. Tháng 3, Nguyễn Hữu Kính bắt được Bà Tranh. Sau đó, chúa Nguyễn sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành.

Năm Quý Dậu - 1753: Vì triều đình Chân Lạp thường xuyên hiếp đáp và quấy nhiễu người Côn Man định cư tại Chân Lạp, nên chúa Nguyễn quyết định chinh phạt Chân Lạp. Cuộc chinh phạt này bắt đầu từ năm 1753 và kết thúc năm 1756. Kết quả, quốc vương Chân Lạp Nặc Nguyên thua trận và dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạt để tạ tội. Sự thành công của cuộc chinh phạt này đã góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn.

Năm Đinh Dậu - 1777: Tháng 8, Nguyễn Phúc Dương bị Nguyễn Huệ bắt và giết. Chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy về Long Xuyên cũng bị quân Tây Sơn giết, ở ngôi 12 năm, thọ 24 tuổi và không có con nối dõi. Vì vậy, Nguyễn Phúc Ánh được các tướng tôn lên làm Nhiếp chính vương để chiêu mộ binh sĩ nhằm chống lại quân Tây Sơn.

Năm Kỷ Dậu - 1789: Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long. Ngày 22-12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngày 26-12-1788, đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An. Sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu, Quang Trung cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn. Tôn Sĩ Nghị sợ hãi bỏ chạy. Trong lúc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc thì Nguyễn Phúc Ánh đã chiếm lại đất Gia Định.

Năm Tân Dậu - 1801: Võ Tánh bị vây trong thành Bình Định. Trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử, quân chúa Nguyễn đánh thắng Tây Sơn tại cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn). Bị Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bao vây, hết lương thực, Võ Tánh tự tử, lính đầu hàng, thành Bình Định bị quân Tây Sơn chiếm. Nghe tin đại binh của chúa Nguyễn đến, vua Nguyễn Quang Toản đem hết quân ra cửa Thuận An chống giữ. Khi quân Nguyễn tiến vào, chưa giao chiến mà Nguyễn Quang Toản đã bỏ chạy.

Năm Ất Dậu - 1825: Sau khi Đông Cung Nguyễn Phúc Cảnh chết, Mỹ Đường là cháu đích tôn của vua Gia Long (con của Đông Cung), không được chọn để nối ngôi mà hoàng tử thứ là Nguyễn Phúc Đảm được chọn, tức là vua Minh Mạng. Về sau Mỹ Đường bị vua Minh Mạng buộc tội “loạn luân” và bị giam lỏng ở trong nhà riêng.

Năm Kỷ Dậu - 1849: Dưới thời vua Tự Đức, từ năm 1848-1851, vua đã hai lần ban hành dụ cấm đạo Thiên chúa (thời đó gọi là đạo Gia tô, ngày nay là Công giáo), lần sau còn nghiêm ngặt hơn lần trước: “Những người ngoại quốc vào giảng đạo thì phải tội chết, những người đạo trưởng ấy ở trong nước mà không chịu bỏ đạo thì phải khắc chữ vào mặt, rồi phải đày đi ở chỗ nước độc”.

Năm Tân Dậu - 1861: Quân Pháp do Trung tướng Charner chỉ huy, đánh chiếm Gia Định, đồn Kỳ Hòa (Chí Hòa) tại Sài Gòn thất thủ, Nguyễn Duy (em Nguyễn Tri Phương) và Tôn Thất Trĩ tử trận, Nguyễn Tri Phương bị thương. Tháng 2, quân Pháp đến đánh chiếm tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), hỏa lực của ta và Pháp quá chênh lệch, không chống cự nổi, phải kéo nhau chạy về Vĩnh Long. Vua Tự Đức cho Nguyễn Bá Nghi làm Khâm Mạng Đại thần vào Nam kỳ để đối phó với Pháp.

Năm Quý Dậu - 1873:Ngày 1-10, viên sĩ quan Pháp Francis Garnier bất thình lình tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương bị thương, nhịn ăn mà chết. Phò mã Nguyễn Lâm, con của Nguyễn Tri Phương tử trận. Các quan đều bỏ chạy. Thừa thắng, quân Pháp chiếm luôn Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên.

Năm Ất Dậu - 1885:Vua Kiến Phước chết bất ngờ sau một cơn bệnh vào tuổi 16. Ngày 2-8, hai vị Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch mới 12 tuổi lên ngôi, niên hiệu Hàm Nghi. Việc tôn phong đã được tổ chức không cho người Pháp biết. Trước đó, hai ông cũng đã bí mật tổ chức một chiến khu tại Tân Sở và tăng cường bố trí quân đội tại kinh thành Huế để chống Pháp.

Năm Kỷ Dậu - 1909: Phong trào kháng thuế bùng nổ lớn ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định rồi lan dần ra các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các nho sĩ trí thức trong nước, nhất là tại miền Trung hô hào duy tân, cắt tóc ngắn, học chữ quốc ngữ. Pháp đàn áp mạnh một số bị xử tử, bị bắt giam, đày đi Côn Đảo, trong đó có Phan Chu Trinh.

Năm Tân Dậu - 1921:Phan Bội Châu cùng nhóm thanh niên Việt Nam trở lại Trung Quốc để hoạt động. Năm 1925, ông bị Phan Quang Ngọc phản bội, chỉ điểm cho Pháp bắt tại tô giới Pháp ở Quảng Châu và đưa về giam tại Hà Nội.

Năm Quý Dậu - 1933: Tổ chức Việt Nam phục quốc đã cử Trần Phúc An là Ủy viên Ngoại vụ qua Nhật dự Đại hội Thanh niên thế giới họp ngày 29-11-1933.

Năm Ất Dậu - 1945:Đây là năm ở nước ta xảy ra nhiều biến cố quan trọng: Nạn đói lớn nhất tại Việt Nam, từ Quảng Bình trở ra Bắc mất mùa, hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói. Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ bùng nổ.

Năm Đinh Dậu - 1957: Tại miền Bắc, Đảng ta thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, người dân nghèo được cấp đất sản xuất. Cũng vào năm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn đi thăm Liên Xô, Nam Tư.

Năm Kỷ Dậu - 1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Cũng vào năm này bắt đầu cuộc hội đàm giữa Mỹ và Việt Nam. Phía ta do đồng chí Lê Đức Thọ làm trưởng phái đoàn và bà Nguyễn Thị Bình, đại diện mặt trận giải phóng miền Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945

Năm Quý Dậu - 1993:Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới và thực hiện hiệu quả “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”.

Năm Ất Dậu - 2005: Những thành tựu đã đạt được tiếp tục làm tăng thêm thế và lực của đất nước, đặt nền móng và tạo điều kiện thuận lợi cơ bản để đất nước ta thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.

Năm Đinh Dậu - 2017:Đất nước ta bước vào năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng với thế và lực mới.

N.V
(Tổng hợp từ “Đại Việt sử ký toàn thư”)

    热门排行

    友情链接