当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả giải hạng 2 anh】Chủ động ứng phó lũ 正文

【kết quả giải hạng 2 anh】Chủ động ứng phó lũ

来源:88Point   作者:Ngoại Hạng Anh   时间:2025-01-10 14:48:27

Hiện nay,ủđộngứngphlũkết quả giải hạng 2 anh nhiều địa phương đang khẩn trương triển khai các dự án nâng cấp đê bao, cống, đập chuẩn bị ứng phó trước mùa lũ năm 2017.

Nâng cấp đê bao Đường Than sẽ bảo vệ diện tích vườn cây ăn trái trong mùa lũ năm nay của người dân.

Từ nguồn thủy lợi phí, năm nay huyện Châu Thành tập trung nâng cấp các đập, như: đập Út Khùng, ở thị trấn Ngã Sáu; đập Hai Điếc, ở xã Đông Thạnh; đập Ba Cuột, Bảy Quẹo và đập Tư Tuồng, ở xã Đông Phước; đập Hai Trễ, ở xã Phú Hữu; đập Sáu Cho, ở xã Đông Phú; đập Năm Thắng, ở xã Đông Phước A; đập Nguyễn Thị Phượng, ở xã Phú Tân… với tổng kinh phí khoảng 2,2 tỉ đồng. Ngoài ra, huyện còn tranh thủ nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu năm 2017 để khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn vụ Hè thu 2016 để nâng cấp thêm 6 đập trên địa bàn xã Đông Phú, Phú Hữu và Phú Tân, với tổng mức đầu tư trên 1,1 tỉ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11 tới.

Bên cạnh đó, huyện Châu Thành còn nâng cấp các tuyến đê bao để bảo vệ diện tích vườn cây ăn trái của nông dân. Thời điểm này, đơn vị thi công đang khẩn trương thực hiện dự án nâng cấp đê bao Đường Than, ở ấp Phú Đông với tổng kinh phí trên 1,2 tỉ đồng từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí năm 2016 và 2017. Tổng chiều dài tuyến này khoảng 1.500m, bề rộng mặt đê 3m, mặt đường rộng 2m, lề đường mỗi bên rộng 0,5m. Kết cấu mặt đường bên trên bằng đá dăm; trên tuyến sẽ gia cố lại những đoạn trũng qua ao mương. Một số đoạn sạt lở được gia cố bằng cừ tràm, cừ dừa kết hợp với lưới cước chắn đất, đắp đất sét. Việc đầu tư gia cố tuyến đê bao này được người dân hưởng ứng rất đồng bộ. Theo người dân, khu vực đê bao nằm ven rạch Mái Dầm này chủ yếu bà con trồng cây ăn trái. Hàng năm, vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, triều cường dâng cao, diện tích canh tác của nông dân thường xuyên bị ảnh hưởng.

Anh Nguyễn Trường Giang, ở ấp Phú Đông, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, phấn khởi cho biết: “Cứ vào đỉnh lũ là tôi thấp thỏm lo cho vườn cây ăn trái. Nước lũ về nhiều thì nguy cơ ngập úng cây trồng càng cao. Năm nay, tuyến đê bao này đã thi công gần xong, bà con rất vui mừng. Còn diện tích 0,8ha sầu riêng và xoài của tôi cũng được bảo vệ bởi bờ đê khép kín. Thế là từ mùa lũ 2017 này, người dân trong xóm đã an tâm hơn trong sản xuất”.

Nhìn về phía đê bao, ông Trang Văn Thắng, Trưởng ấp Phú Đông, thị trấn Mái Dầm, kể: “Còn nhớ mùa lũ mấy năm trước, cán bộ địa phương chúng tôi cực lắm. Cứ vào đỉnh lũ là phải thường xuyên đi khảo sát địa bàn, xem đoạn nào đất thấp, nước ngập thì vận động người dân rồi cho xáng cuốc đắp đất lên liền để ngăn nước. Nhiều khi 3 giờ sáng, bà con gọi báo tin nước dâng ngập vườn, chúng tôi lại cùng nhau đến khảo sát, khắc phục. Từ ngày tuyến đê được nâng cấp, bà con ai cũng phấn khởi, không còn cảnh nơm nớp lo sợ như trước. Có đê, bà con còn tính đến chuyện trồng các loại cây ngắn ngày để phát triển kinh tế như đu đủ hay các loại hoa màu khác chứ không riêng gì cây ăn trái”.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành, công trình nâng cấp đê bao Đường Than sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 10. Cùng thời điểm trên, dự kiến công trình nâng cấp đê bao tuyến kênh Xáng, ở ấp Tân Phú, xã Phú Tân (từ kênh Tư Thuận đến ranh xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) và công trình nâng cấp đê bao kênh Thủy Lợi, ở ấp Phú Trí, Phú Trí A cũng sẽ được triển khai xong.

Bên cạnh hoàn thiện các công trình ngăn lũ hàng năm, tùy vào tình hình thực tế mà các địa phương có khuyến cáo phù hợp với từng vùng đất, nhằm giúp nông dân bảo vệ diện tích canh tác. Năm nay, huyện Phụng Hiệp tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng trạm bơm, chủ động nâng cấp đê bao vùng mía nguyên liệu, ưu tiên đầu tư cho những nơi có nguy cơ ảnh hưởng lũ và các xã nông thôn mới. Nhất là các khu vực có địa hình trũng như xã Phương Bình, Bình Thành.

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Giải pháp phòng, chống lũ đang được ngành nông nghiệp huyện triển khai là củng cố ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, đặc biệt là mưa bão để có khuyến cáo kịp thời cho nông dân. Từ đó giúp bà con chủ động bảo vệ diện tích sản xuất trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, từ nguồn vốn đầu tư cấp bù thủy lợi phí, địa phương triển khai 17 công trình thủy lợi, chủ yếu là nạo vét kênh mương, cống tròn, cống hở, trạm bơm điện… với kinh phí 9,9 tỉ đồng. Bên cạnh đó, huyện còn tranh thủ các nguồn vốn khác để đầu tư thêm các công trình về thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thông tin: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, khả năng năm nay trên địa bàn tỉnh sẽ có lũ. Dự kiến đỉnh lũ sẽ xuất hiện vào khoảng cuối tháng 9 tới. Do vậy, bên cạnh các khuyến cáo của ngành chuyên môn giúp nông dân chủ động bảo vệ mùa màng thì các công trình, dự án ngăn lũ sẽ góp phần phát huy hiệu quả để giúp bà con an tâm canh tác.

Bài, ảnh: NGUYỄN HẰNG

标签:

责任编辑:Cúp C1