欢迎来到88Point

88Point

【soi keo thuy dien】Ai sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán thời gian tới?

时间:2025-01-12 18:53:48 出处:Cúp C2阅读(143)

ai se dan dat thi truong chung khoan thoi gian toi

Với xu hướng bán ròng của khối ngoại, các nhà đầu tư tổ chức trong nước có thể sẽ nắm vai trò dẫn dắt trong những phiên sắp tới. Ảnh: N.H.

Thị trường đang trở nên nhạy cảm hơn

Trong tháng 10, khối ngoại mua ròng 9.242 tỷ đồng. Trong đó, SK Group đã mua 10.121 tỷ cổ phiếu MSN trong phiên giao dịch 2/10, đây là giao dịch khớp lệnh lớn thứ hai trong năm, chỉ sau giao dịch mua VHM hồi tháng 5. Tuy nhiên, nếu loại trừ giao dịch của MSN, khối ngoại vẫn bán ròng 879 tỷ đồng. Bán ròng diễn ra trong 17 trên tổng số 23 phiên giao dịch trong tháng và tạo ra áp lực bán khá lớn trên thị trường. Trong khi thị trường chứng khoán suy giảm, hai quỹ ETF ngoại là VanEck Vectors Vietnam ETF và FTSE Vietnam ETF cũng bị rút vốn mạnh.

Định giá (chỉ số P/E) của Việt Nam đã giảm nhanh hơn P/E các thị trường trong khu vực. Trong mẫu theo dõi gồm 8 nước của Công ty chứng khoán BVSC (Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc), chỉ số P/E của Việt Nam (16,13) hiện ở mức thứ 4, thấp hơn chỉ số P/E của Ấn Độ (22,35), Indonesia (18,67), Philippines (18,28). So với thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh VN-Index 1204,33 trong năm nay thì chỉ số P/E của thị trường Việt Nam đã giảm khá mạnh từ 21,74 về 16,1, tương đương giảm 34,8%. Nếu so với mức giảm 31% của chỉ số VN-Index, có thể nhận thấy P/E giảm nhanh hơn phần nào cho thấy EPS (lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu) của thị trường có mức tăng trưởng khá tốt. Nhưng theo thống kê của BVSC, trên thực tế lợi nhuận của các doanh nghiệp có tăng trưởng tốt trong quý II và quý III, nhưng mức tăng trưởng EPS đạt mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận do nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tăng vốn trong hai quý vừa qua. Với mức tăng trưởng lợi nhuận tốt, diễn biến của P/E theo chiều hướng tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời điểm khá hấp dẫn cho hoạt động giải ngân.

Cùng với diễn biến tích cực của P/E, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang có những tiến triển khi tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức Mỹ soạn một dự thảo thỏa thuận thương mại. Đây là một cú hích về mặt tâm lý cho thị trường.

Bên cạnh những tin tốt kể trên, mặc dù các chỉ số vĩ mô vẫn đạt mục tiêu của Chính phủ và các DN nội địa vẫn hoạt động tốt, thị trường chứng khoán Việt Nam dường như đang nhạy cảm hơn đối với thị trường toàn cầu và các sự kiện quốc tế. Vì vậy, tháng 10 đã trở thành tháng tồi tệ thứ hai trong năm khi VN-Index giảm 10% (gần bằng mức giảm 11% trong tháng 4). Sự sụt giảm này là do ảnh hưởng bởi diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán toàn cầu và các tin xấu liên quan đến chiến tranh thương mại, tình hình Iraq... Thêm vào đó, các quỹ ETF như VNM ETF, FTSE ETF và VFMETF đã liên tục bị rút ròng trong thời gian gần đây. Xu hướng này khác với tình hình cùng thời điểm năm ngoái, khi mà các ETF liên tục được bơm ròng. Điều này làm dấy lên đôi chút lo lắng về triển vọng năm tới đối với thị trường chứng khoán.

Mặc dù vậy, sau đợt giảm mạnh, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng cơ hội mua sẽ xuất hiện trong tháng 11 sau khi các tin xấu được phản ánh phần lớn vào giá cổ phiếu. Thị trường sau những đợt giảm quá sâu sẽ luôn có những sự hồi phục, dù khó xác định được chính xác thời điểm, nhưng nhà đầu tư cần ghi nhớ chỉ số sẽ không tăng thần tốc trở lại theo hình chữ V mà cần nhiều thời gian. Theo đó, VDCS cho rằng chỉ số sẽ đi lên trong những tuần cuối cùng của năm 2018, khi đó là thời điểm then chốt để các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục.

Khối nội sẽ dẫn dắt thị trường?

Báo cáo quý 3 của hai mươi công ty chứng khoán có vốn chủ sở hữu lớn nhất cho thấy họ chưa dùng hết hạn mức của mình cho khối tự doanh. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định một công ty chứng khoán chỉ được phép dùng tối đa 70% vốn chủ sở hữu của mình cho nghiệp vụ tự doanh. Trừ các công ty sau như VCBS, CTS và VIX thì các công ty còn lại đều giữ vị thế tự doanh của mình dưới ngưỡng quy định này, trung bình ở mức khoảng 39%. Như vậy, các công ty chứng khoán còn dư địa rất lớn cho hoạt động tự doanh của mình. Tổng vốn chủ sở hữu của hai mươi công ty này là 49.111 tỷ đồng, theo đó họ có thể đầu tư thêm 31% vốn chủ sở hữu của mình, tương đương khoản đầu tư trị giá 15.230 tỷ VND.

Trong khi đó, báo cáo cuối tháng 9 của các quỹ lại cho thấy một bức tranh nhiều màu về vị thế tiền mặt của mình. Các quỹ dồi dào tiền mặt như VFMVF1, VFF, VCBF-TBF và ENF duy trì lượng tiền tương tương 20% đến 40% tổng tài sản. Trong khi đó, VOF chỉ có 5,5% tài sản là tiền mặt còn VEIL thì còn thấp hơn nhiều theo báo cáo vào ngày 31/10, chỉ 0,7%.

VDSC nhận định, các nhà đầu tư tổ chức với sức ảnh hưởng lớn của mình đối với thị trường vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên, với xu hướng bán ròng liên tiếp của khối nhà đầu tư ngoại và các quỹ ngoại hàng đầu như VOF và VEIL đang ở trong vị thế sở hữu rất ít tiền mặt thì các nhà đầu tư tổ chức trong nước có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thời gian sắp tới. Mức độ ảnh hưởng có thể sẽ không quá lớn vì sự e dè vẫn bao trùm thị trường sau ba đợt giảm sâu của thị trường trong năm nay.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: