【arsenal gặp tottenham】Bình Phước và con đường tôi đã chọn (Kỳ 2)
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:13:25 评论数:
BPO - Tháng 11-2017,̀nhPhướcvàconđườngtocirciđãchọnKỳarsenal gặp tottenham cuốn hồi ký “Bình Phước và con đường tôi đã chọn” của Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giai đoạn 1997-2001 Bùi Thanh Phong được xuất bản. Cuốn hồi ký được hoàn thiện qua ghi chép, thể hiện của nhà báo Trần Phương, kể về quá trình rèn luyện, chiến đấu, đồng cam cộng khổ với đồng đội, đồng chí và nhân dân cả trong chiến tranh và xây dựng quê hương sau khi hòa bình. Nhân kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh, Báo Bình Phước trân trọng trích đăng một số nội dung trong cuốn hồi ký.
TẠI SAO LÀ ĐỒNG XOÀI
Song song với việc làm nhân sự, việc chọn vị trí đặt trung tâm tỉnh lỵ cũng được làm rốt ráo và được đông đảo cán bộ từ lãnh đạo tỉnh, đến lãnh đạo các sở, ngành và cả nhân dân trong tỉnh quan tâm, đặc biệt là nhân dân 5 huyện phía bắc Sông Bé để tái lập Bình Phước là Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng. Trước đó, việc chia địa giới hành chính cũng có chút ý kiến. Nguyên nhân là do khi chia địa giới hành chính thì thực hiện phương án một số xã của huyện Bình Long được cắt về Bình Dương; một phần ba diện tích huyện Đồng Phú cắt để lại để thành lập huyện Phú Giáo của Bình Dương sau này. 5 xã và 1 thị trấn của Đồng Phú cắt lại vốn trước năm 1977 là huyện Phú Giáo (sau nhập vào Đồng Xoài, rồi đổi tên thành Đồng Phú). Trong khi đó nghị quyết của Trung ương là Bình Phước tách ra lấy địa giới hành chính cũ khi nhập vào thành Sông Bé. Lãnh đạo tỉnh lúc đó cũng thấy kẹt. Anh Sáu Phong khi ấy có ý kiến với nội dung:
- Bình Dương, Bình Phước tách ra đều nhằm mục đích cả hai phát triển nhanh hơn. Bình Dương rất cần đất đai để phát triển. Bình Phước đất đai còn rộng, nhường cho Bình Dương. Chúng ta là anh em cùng uống chung dòng sông Bé cả.
Sau phân tích thấu đáo đó của anh Sáu Phong không ai có ý kiến nữa. Vấn đề địa giới hành chính được giải quyết đơn giản, nhanh chóng. Nhưng việc tìm nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ Bình Phước thì phức tạp hơn, "gay cấn" hơn rất nhiều.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước giai đoạn 1997-2001 Bùi Thanh Phong
Lúc đó tôi phải đi công tác ra Hà Nội liên tục. Trong những lần ra công tác đó, nhiều lần tôi phải đến gặp và trao đổi, nghe chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn được gọi thân mật là Sáu Dân - bí danh trong thời kháng chiến chống Mỹ. Thủ tướng rất gần gũi, trí tuệ, quyết đoán và là người thúc đẩy nhanh, rất quan tâm đến việc tách tỉnh Sông Bé. Nhiều lần Thủ tướng hỏi tôi về trung tâm tỉnh lỵ Bình Phước đặt ở đâu. Thủ tướng chỉ đạo tôi chuẩn bị một số phương án để xem xét.
Tháng 11-1996, trong một chuyến công tác phía Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lên Sông Bé, kêu tôi vô trụ sở UBND tỉnh rồi hỏi liền:
- Năm Phong tính đặt tỉnh lỵ Bình Phước chỗ nào?
Tôi trả lời liền:
- Thưa anh Sáu, chưa xác định cụ thể, nhưng tính đặt chỗ nào thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, sau đó tới an ninh - quốc phòng!
Thủ tướng Võ Văn Kiệt cười rất hiền hậu, nhưng cũng rất quyết đoán:
- Năm Phong nói thế, chứ tôi tính rồi. Tôi tính đặt ở Phước Long.
Sau bữa đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt xem xét trên bản đồ, đi thực tế 3 thị trấn huyện lỵ của 3 huyện Chơn Thành của Chơn Thành, Thác Mơ của Phước Long, Đồng Xoài của Đồng Phú - những vị trí có khả năng sẽ đặt trung tâm tỉnh lỵ Bình Phước. Đi về rồi, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phân tích:
- Đồng Xoài đất đai, khí hậu, địa thế không tốt bằng những địa điểm khác. Nên đặt tại Phước Long có phong cảnh sơn thủy hữu tình, khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, không gian cũng rộng rãi...
Tôi nghe Thủ tướng nói vậy thì về chuẩn bị phương án trình Ban Thường vụ và Tỉnh ủy Sông Bé để xin ý kiến. Thế nhưng, lúc đó cũng có nhiều ý kiến khác. Có đồng chí cho rằng nên chọn Chơn Thành vì là nơi giao nhau hai tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 13 và 14, thuận lợi cho phát triển kinh tế qua cửa khẩu sau này. Có đồng chí cho rằng nên chọn Đồng Xoài vì đất đai bằng phẳng, rộng rãi, thuận tiện giao thông đi tuyến Tây Nguyên... Đó là ý kiến của hai nhóm đại biểu ở hai tuyến đường ĐT 741 và QL 13. Tôi đưa ra phương án xây dựng hai bên bờ sông Bé trù phú, hài hòa cả hai bên, đồng thời có thể xây dựng một thị xã hai bên sông đẹp như thị xã Bình Thuận, dưới có đường thủy, trên có đường bộ, sông Bé chảy qua lòng thị xã vừa đẹp, vừa có nguồn nước dồi dào cho phát triển đô thị, công nghiệp...
Chín người mười ý, ai cũng có lý của mình. Lãnh đạo, cán bộ, nhân dân, ai cũng có ý kiến và quan điểm của riêng mình. Khi tôi ra Hà Nội làm công tác nhân sự, ở nhà anh Sáu Phong cũng nhận được nhiều ý kiến, họp cũng có nhiều ý kiến "hơi căng". Vì Thủ tướng muốn đặt tại Thác Mơ - Phước Long, nhiều cán bộ muốn đặt ở Đồng Xoài vì cho rằng Đồng Xoài vốn kinh tế yếu kém, đặt tại đây sẽ thúc đẩy phát triển nhanh hơn, đồng đều với các đô thị khác trong tỉnh. Một số đồng chí muốn làm ở Chơn Thành để có điều kiện phát triển nhanh hơn nữa... Ngổn ngang nhiều quan điểm, nhiều cách lý giải. Thế là Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất đem ra Hội đồng Nhân dân tỉnh Sông Bé bỏ phiếu biểu quyết đặt ở đâu. Mặc dù cũng có bên đại biểu nhiều, bên đại biểu ít và ý kiến của số đông chưa chắc đã chính xác hơn của số ít, nhưng đó là cách giải quyết hợp lý nhất lúc này, không ai nói được gì, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân cả tỉnh, lúc đó Thủ tướng cũng không can thiệp nữa. Kết quả Hội đồng Nhân dân tỉnh Sông Bé bỏ phiếu chọn Đồng Xoài làm trung tâm tỉnh lỵ của Bình Phước.
Sau khi tỉnh Bình Phước đi vào hoạt động được 2 tuần, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã về thăm, động viên Đảng bộ, chính quyền, dân và quân Bình Phước. Ảnh tư liệu
Tôi đi công tác ở Hà Nội về thì Hội đồng Nhân dân tỉnh Sông Bé đã bỏ phiếu và quyết xong. Lúc đó họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi nói:
- Như vậy là đã quyết định rồi. Chúng ta không bàn luận vấn đề này nữa, bàn luận tiếp thì trở thành mất đoàn kết.
Tôi nói vậy, anh em không có ý kiến gì nữa. Sau này, khi Bình Phước đi vào hoạt động được 2 tuần, sang tuần thứ 3, đến làm việc tại tỉnh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho biết vẫn tiếc nuối khi Phước Long không được chọn. Thủ tướng còn kêu tôi lên trực thăng đi cùng ông xem lại Phước Long. Bay một vòng trên bầu trời thị trấn Thác Mơ và vùng lân cận, trở về Thủ tướng nói:
- Phước Long đẹp lắm. Phong thủy rất đẹp, bên cạnh có núi Bà Rá, phía sau là hồ thủy điện Thác Mơ...
Tôi đi cùng Thủ tướng nên thấy điều đó hoàn toàn chính xác. Thác Mơ - Phước Long phong cảnh rất đẹp, địa thế cũng tốt. Nhưng tôi cũng mạnh dạn nói với Thủ tướng:
- Thưa anh Sáu! Đúng là phong thủy, khí hậu, địa hình địa vật, kinh tế - xã hội hiện tại tạo thành Thác Mơ - Phước Long rất đẹp. Đặt tỉnh lỵ tại đó thì không đâu ở Bình Phước đẹp bằng. Có điều nếu đặt tại Phước Long, phát triển kinh tế, quan hệ ngoại giao, giao thương... sẽ có nhiều bất lợi. Phát triển kinh tế - xã hội thì hơi hẹp, giao thông thì độc đạo, lại là đường cụt! Để có phong cảnh đẹp thì đặt tại Phước Long đẹp nhất, nhưng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì đặt ở Đồng Xoài tốt hơn.
Thủ tướng vẫn tiếc nuối:
- Một thị xã phong thủy đẹp như thế chọn được quá tốt! Không có đường tôi cho làm đường lớn lên đó.
Ông nói tiếp:
- Hay là giờ ta chuyển lên đó được không Năm Phong?
Tôi biết Thủ tướng không can thiệp nữa, Hội đồng Nhân dân tỉnh Sông Bé đã quyết rồi. Thủ tướng nói vậy chỉ để nhẹ bớt nỗi lòng và sự tiếc nuối của ông mà thôi.
Việc đầu tiên quan trọng nhất sau khi có quyết định tái lập tỉnh đã xong. Cả tháng 12-1996, tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ ai cũng nao lòng, tập trung cho việc chuẩn bị chia tách và đón chờ ngày 1-1-1997.
(Trần Phươngtrích lược, còn nữa)