【bxh ngoai hang anh 2023】Cổ phần hóa DNNN ở TP. Hồ Chí Minh: Khó khăn đang dần được tháo gỡ

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 16:16:27 评论数:

Một góc trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư

Một góc trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư

TheổphầnhóaDNNNởTPHồChíMinhKhókhănđangdầnđượctháogỡbxh ngoai hang anh 2023o ông Lê Trọng Sang - Trưởng Ban đổi mới DN TP. Hồ Chí Minh, trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân căn bản chưa thể triển khai theo đúng kế hoạch đề ra vẫn là do vướng quy định pháp luật về đất đai.

Lộ trình chậm chuyển đổi

Bước đi cổ phần hóa DNNN tại TP. Hồ Chí Minh được nhắc đến nhiều nhất và khó khăn nhất đó là giai đoạn 2016 - 2019. Tính theo lũy kế, giai đoạn này thành phố có 168 DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng trị giá 443 nghìn tỷ đồng. Trong đó số vốn nhà nước được xác định là 206,6 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bởi nhiều lý do mới chỉ có 36/168 DN trong danh mục được thực hiện cổ phần hóa, đạt 28% kế hoạch.

Theo UBND TP.Hồ Chí Minh, giai đoạn này việc để chậm trễ trong tiến trình cổ phần hóa đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần xem xét lại vai trò của DNNN trong thực hiện các mục tiêu phát triển, nhất là các ngành công nghiệp trọng yếu. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tốt tiêu chí an sinh xã hội và đặc biệt không làm thất thoát tài sản nhà nước.

Năm 2019, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thực hiện cổ phần hóa 31 DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thuộc thành phố. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chỉ có 9 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa và chỉ có 3 DN được cổ phần hóa theo Công văn 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới DNNN.

Bước sang năm 2020, TP. Hồ Chí Minh đưa vào kế hoạch cổ phần hóa 38 DN, trong đó có một số tập đoàn, tổng công ty có vốn và tài sản nhà nước sở hữu rất lớn, đặc biệt là đất đai.

Theo ông Lê Trọng Sang, việc chuyển đổi thuận lợi nhất, suôn sẻ nhất cho đến thời điểm này vẫn là các công ty TNHH MTV dịch vụ công ích tại các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc UBND thành phố, bởi các yếu tố sở hữu về vốn ít, tài sản đất đai… của các đơn vị này dễ xác định. Còn lại, các DNNN có vốn lớn, tài sản đất đai lớn, đặc biệt các DN liên danh, có yếu tố đầu tư nước ngoài hiện vẫn đang rất khó thực hiện việc chuyển đổi, cổ phần hóa bởi một số quy định pháp luật thay thế vẫn chưa được phản hồi.

Gỡ khó bằng chính sách phù hợp

Theo ông Lê Trọng Sang, cái khó nhất hiện nay không chỉ đối với TP. Hồ Chí Minh là yêu cầu phải xác định cụ thể giá trị đất đai và phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi chuyển đổi, cổ phần hóa đối với các DN, trong khi Nghị định 128/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển giao DN 100% vốn nhà nước vẫn chưa hết hiệu lực, chưa được bổ sung, thay thế.

Cũng theo ông Sang, trong quá trình rà soát xây dựng phương án sử dụng đất, xác định giá trị đất đai trước khi chuyển đổi phải tính theo thời điểm và cả yếu tố hồi tố, nếu không đúng bắt buộc phải đưa ra đấu giá. Hiện, TP. Hồ Chí Minh đang rà soát lại toàn bộ quỹ đất trong các DN thuộc diện chuyển đổi, cổ phần hóa để phân loại đưa vào diện trả tiền sử dụng đất hàng năm hay một lần, tuy nhiên phải đảm bảo giữ tiêu chí mục đích sử dụng vẫn không thay đổi.

Một cái khó nữa đối với quá trình cổ phần hóa DN hiện nay của thành phố là việc chuyển đổi, cổ phần hóa đối với hàng chục DN lớn có vốn, tài sản trị giá trên 1.800 tỷ đồng trở lên và đối với các DN liên danh đầu tư nước ngoài. Các DN này phải xác định rõ giá trị tài sản đất tại thời điểm trình Chính phủ xem xét quyết định. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành một số quy định thay thế để triển khai thực hiện.

Đối với các DN liên danh vốn đầu tư nước ngoài, tiêu chí đặt ra khi chuyển đổi phải đảm bảo hài hòa lợi ích, cùng hưởng giá trị tương xứng sau khi xác định thời hạn và giá trị sử dụng đất, nếu chưa hết thời hạn thuê đất sẽ tính đến phương án đấu giá để làm thay đổi giá trị gia tăng. Theo ông Sang, bước đi này phải rất thận trọng, đàm phán kỹ với đối tác liên danh.

Cũng theo ông Sang, hiện Ban đổi mới DN TP. Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa đối với 38 DN của kế hoạch năm 2020 trình Thành ủy cho ý kiến chỉ đạo, UBND thành phố phê duyệt. Nội dung phương án thực hiện đúng theo Quyết định 26 của Chính phủ về đổi mới DNNN. Sau khi được phê duyệt, Ban đổi mới DN sẽ họp với các ngành: Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, xác định, thống nhất lại lần cuối giá trị đất đai đưa vào giá trị DN để tiến hành chuyển đổi.

Gần đây nhất, trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, một lần nữa nội dung đổi mới, cổ phần hóa DN cũng đã được đưa ra bàn thảo nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DN theo kế hoạch. Sau khi lấy ý kiến thống nhất các bộ, ngành liên quan sẽ có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các địa phương thực hiện.

Đối với TP. Hồ Chí Minh, sau khi Quốc hội phê chuẩn cơ chế đặc thù, việc áp dụng nguồn tiền thoái vốn nhà nước từ các DN khi thực hiện cổ phần hóa sẽ được đưa vào ngân sách của thành phố thực hiện theo phương thức tự chủ.

Cũng theo ông Sang, lộ trình tuy có chậm nhưng chắc, mọi việc cho công tác đổi mới DN trên địa bàn đã chuẩn bị sẵn sàng. Ngay sau khi kế hoạch được phê duyệt và ban hành sẽ tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện từ trước đến nay, đồng thời triển khai các bước tiến hành đảm bảo lộ trình đổi mới DN của thành phố năm 2020 và những năm tiếp theo đạt kết quả cao nhất.

Gia Cư